Marketing

Quản trị rủi ro Doanh nghiệp và những điều cần biết

single image

Rủi ro là điều khó tránh khỏi trong cuộc sống cũng như trong hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp dù chúng ta đã lên kế hoạch ngăn chặn và phòng ngừa thì công ty vẫn có nguy cơ mắc phải. Tuy nhiên chúng ta vẫn phải xác định, đánh giá và kiểm soát các mối đe dọa thay vì thụ động đón nhận những tình huống xấu. Doanh nghiệp chủ động đối phó để giảm được tối đa tổn thất mà những vấn đề tiêu cực ấy tác động đến thương hiệu. Và những hành động trên chính là quản trị rủi ro Doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu rõ hơn về quản trị rủi ro trong bài viết này. 

Quản trị rủi ro trong Doanh nghiệp

Quản trị rủi ro trong Doanh nghiệp

 

Tại sao công ty cần phải quản trị rủi ro Doanh nghiệp?

Enterprise Risk Management (ERM) hay còn gọi là quản trị rủi ro Doanh nghiệp được biết đến là một thuật ngữ trong kinh doanh dùng để mô tả những phương pháp giúp dự đoán, phòng ngừa i rủi ro trong Doanh nghiệp nhằm giảm thiểu tối đa những thiệt hại cho công ty.

Đây là quá trình mà Doanh nghiệp phải xác định, phân tích và xử lý những vấn đề tiêu cực đã, đang hoặc có thể xảy ra cho công ty chẳng hạn như chủ động lên những kế hoạch kiểm soát các rủi ro trong tương lai để ứng phó kịp thời. Công ty càng thực hiện nhanh thì việc dập tắt những rủi ro chớm nở càng hiệu quả.

Vai trò:

  • Ngăn cản và phòng ngừa các tác động xấu ảnh hưởng đến Doanh nghiệp.
  • Xây dựng môi trường làm việc an toàn, bảo mật, bảo vệ được các bên liên quan là khách hàng, nhân viên, các nhà đầu tư.
  • Hoạt động kinh doanh được ổn định và phát triển tốt.
  • Giảm các trách nhiệm pháp lý, thiết lập các nhu cầu bảo hiểm của Doanh nghiệp.

Nếu Doanh nghiệp không lên các kế hoạch quản lý rủi ro rất dễ dẫn đến các hậu quả đáng tiếc và có thể phá sản.

Các bước thực hiện quản trị rủi ro

Bước 1: Xác định rủi ro

Có 4 loại rủi ro mà Doanh nghiệp hay mắc phải:

Rủi ro pháp lý: Rủi ro này liên quan đến hợp đồng, thỏa thuận, giấy phép,… ảnh hưởng đến danh tiếng, giảm mức độ tin cậy của khách hàng đối với thương hiệu. Nếu Doanh nghiệp gặp trục trặc các văn bản pháp lý với Nhà nước thì rất khó để giải quyết.  

Rủi ro tài chính: doanh thu bị sụt giảm hoặc chi phí hàng hóa gia tăng, thuế, lãi suất, lạm phát,…

Rủi ro hoạt động: xảy ra trong mô hình công ty như công tác quản lý nhân sự yếu kém, quy trình sản xuất không hợp vệ sinh, văn hóa Doanh nghiệp độc hại,… Rủi ro này cũng có thể xuất phát từ yếu tố bên ngoài.

Rủi ro chiến lược: thường là về cách quản trị, môi trường kinh doanh,… Như lãnh đạo đưa ra những phương hướng, kế hoạch sai dẫn đến thất bại.

Lấy ví dụ như Doanh nghiệp Khải Silk lừng lẫy một thời tại Việt Nam vì chiến lược kinh doanh không đúng đắn – bán khăn lụa Trung Quốc, giả mác Việt Nam – đã dẫn đến hậu quả nặng nề là phá sản cả một Doanh nghiệp đồ sộ.

 

Xác định rủi ro

Xác định rủi ro 

 

Bước 2: Phân tích rủi ro

Sau khi đã xác định vấn đề thuộc rủi ro nào thì Doanh nghiệp sẽ dễ dàng hình dung hơn mức độ ảnh hưởng, tác động của nó sẽ diễn ra như thế nào, hiểu rõ bản chất vấn đề sẽ giúp công ty có hướng đi và nhắm đến mục tiêu tốt hơn. 

Bất kỳ vấn đề nào gây hại cho mục tiêu của Doanh nghiệp thì đều được xác định là rủi ro dù cho nó ảnh hưởng rất ít. Công ty phải luôn sẵn sàng đối phó với các rủi ro. Hãy thường xuyên kiểm tra những khả năng có thể xảy ra và lên kế hoạch thực hiện trong từng trường hợp cụ thể.

Bước 3: Đánh giá

Xác định mức độ rủi ro có thể ảnh hưởng đến Doanh nghiệp bằng cách xem xét khả năng xảy ra (tần suất xuất hiện) và hậu quả mà nó tác động.

Bước 4: Xử lý rủi ro

Những rủi ro sẽ được xếp hạng và đưa ra kế hoạch, chiến lược xử lý hoặc sửa đổi để các rủi ro này nằm trong tầm kiểm soát hoặc có thể chấp nhận được.  

Bước 5: Theo dõi và xem xét rủi ro

Doanh nghiệp phải luôn theo dõi, rủi ro còn là sự không chắc chắn, nếu Doanh nghiệp thực hiện những điều không nắm trong lòng bàn tay thì rất dễ mất kiểm soát, mạo hiểm với dự án của chính mình. Công ty phải giữ được tính ổn định chắc chắn cho hoạt động kinh doanh thì mới có thể phát triển bền vững. Vì vậy hãy quản lý toàn diện Doanh nghiệp của mình đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời để dập tắt các vấn đề kịp lúc.

Tổng kết

Rủi ro luôn tồn tại và trực chờ diễn ra bất cứ lúc nào. Chính vì thế mà quản trị rủi ro Doanh nghiệp là điều vô cùng cần thiết và các công ty phải luôn chủ động trong tình trạng sẵn sàng đối phó những vấn đề tiêu cực với 5 bước quản lý được nêu trên. 

 

Chăm sóc sức khỏe thương hiệu là một trong những dịch vụ của Kompa

Chăm sóc sức khỏe thương hiệu là một trong những dịch vụ của Kompa

Ngoài ra, Doanh nghiệp có thể hợp tác Kompa để chăm sóc sức khỏe thương hiệu trên mạng xã hội. Kompa là đơn vị tiên phong sử dụng những công nghệ tiến tiên tại Việt Nam hỗ trợ đưa các giải pháp tốt cho Doanh nghiệp nếu gặp phải những rủi ro ảnh hưởng đến danh tiếng và còn nhiều những giá trị hữu ích khác mà Kompa mang lại cho khách hàng.

>>Xem thêm: 9 vấn đề hay gặp khi quản lý rủi ro
 

You may like