Giáo dục

VAS hướng dẫn cha mẹ dạy con kỹ năng sống mầm non tự chơi một mình

single image

Việc chơi cùng con sẽ giúp gắn kết cha mẹ và con cái. Tuy nhiên đôi khi cha mẹ quá bận rộn dẫn đến việc không thể có thời gian để chơi cùng con suốt cả ngày được. Chính vì vậy mà cha mẹ thường gặp rắc rối trong việc để con chơi một mình. Dạy con kỹ năng sống mầm non tự chơi một mình giúp trẻ rèn luyện khả năng tự lập đồng thời cũng giúp bạn có thời gian để tập trung vào làm những công việc khác mà không bị con quấy rầy.

1. Hướng dẫn con lúc đầu

Ban đầu khi phải tự chơi một mình con sẽ cảm thấy chán nản vì không có ai để trò chuyện. Con cũng cảm thấy lo lắng vì không biết phải chơi như thế nào một mình. Do khi bé còn nhỏ cha mẹ thường hay dành thời gian chơi với con nên con đã quen với việc có cha mẹ để chơi cùng bé. Vì thế lúc ban đầu khi mới dạy con kỹ năng sống mầm non tự chơi một mình cha mẹ nên hướng dẫn con những công việc cần làm trong quá trình chơi. Hãy dạy con cách tự mình chơi trò chơi đó như thế nào đồng thời khuyến khích con tự mình xoay sở tìm ra cách chơi sáng tạo hơn với chỉ một bộ đồ chơi đó. 

VAS dạy trẻ kỹ năng sống mầm non tự chơi một mình

Trẻ thường sẽ tỏ ra rất hứng thú khi có thể tự mình hoàn thành nhiệm vụ gì đó trong trò chơi hay tạo ra những cách chơi mới, sáng tạo. Do đó cha mẹ có thể chọn những món đồ chơi kích thích sự sáng tạo của trẻ như chơi ghép các miếng lego, tự may một chiếc váy cho búp bê hay tự tô màu cho bức tranh…. Những trò chơi này sẽ khuyến khích trẻ tự mình suy nghĩ và tìm ra cách chơi mới. Nhờ vậy giúp trẻ cảm thấy tự tin hơn và rèn luyện được cho mình kỹ năng sống mầm non tự chơi một mình ngay cả khi không có cha mẹ ở bên chơi cùng.

2. Đừng bỏ rơi con

Cho dù con có thể tự chơi một mình nhưng con cũng sẽ chẳng cảm thấy vui lâu nếu cứ bị cha mẹ bỏ chơi một mình cả ngày. Chính vì vậy dù rằng cha mẹ đã dạy con tự chơi một mình nhưng cũng hãy cố gắng sắp xếp thời gian để có thể chơi với con sau đó hoặc làm việc trong tầm mắt của trẻ để con cảm thấy yên tâm hơn vì luôn có cha mẹ ở bên.

Hãy dành thời gian để làm các công việc của mình trong tầm mắt của con. Điều này còn giúp con cảm thấy rằng mỗi người đều có công việc riêng của mình và vì thế trẻ sẽ ngoan ngoãn tự chơi một mình trong lúc cha mẹ đang làm công việc của mình và sẽ không quấy rầy cha mẹ.

>>> Xem thêm: Đăng ký tham quan trường mầm non quốc tế tốt nhất tại tphcm

3. Đừng mang hết đồ chơi cho con cùng một lúc

Trẻ em thường rất dễ chán thế nên nếu như bạn đem hết tất cả đồ chơi của trẻ ra cho trẻ chơi cùng một lúc thì sẽ khiến con cảm thấy mất hứng thú nhanh chóng vì con đã chơi tất cả các món đồ chơi này rồi và con đã quen với việc chơi tất cả chúng mỗi ngày rồi. Việc luôn đem tới các món đồ chơi mới sau khi trẻ đã chơi hết các món cũ sẽ khiến trẻ hứng thú hơn, trẻ được kích thích trí tò mò rằng không biết sau món đồ chơi này trẻ sẽ được chơi món đồ nào tiếp theo. 

Ngoài ra đối với những món đồ chơi con đã chơi rồi, cha mẹ cũng có thể tạo ra hứng thú cho bé bằng việc hỏi con về cách chơi khác của những món đồ chơi này, việc này tập cho trẻ sáng tạo trò chơi dựa trên những thứ sẵn có xung quanh bé. Đây cũng là cách hay để bạn rèn luyện kỹ năng sống mầm non tự sáng tạo và giải quyết vấn đề.

VAS dạy trẻ kỹ năng sống mầm non tự chơi một mình khi không có cha mẹ cùng chơi

4. Khuyến khích, cổ vũ con cái

Việc khen ngợi con mỗi khi con tự mình làm được những thứ bạn giao sẽ khuyến khích con thêm hứng thú để hoàn thành công việc được giao một mình tốt hơn. Thay vì dạy con chơi với những món đồ chơi sẵn có cha mẹ có thể dạy con học các kỹ năng khác như kỹ năng dọn dẹp nhà thông qua trò chơi yêu cầu con sắp xếp đồ chơi vào trong hộp theo đúng vị trí ban đầu hay nhặt những thứ vương vãi trên sàn nhà gom lại một chỗ….

5. Thiết lập một nguyên tắc dọn dẹp đồ chơi

Hãy đặt các món đồ chơi ở từng vị trí riêng cho con và đặt tên cho các vị trí đó. Ví dụ như các góc riêng đặt các đồ chơi về động vật, góc đồ chơi về xe, búp bê….Bằng cách này, bạn sẽ giúp trẻ biết cách nhận biết các món đồ chơi khác nhau và cách phân loại từng món đồ chơi. Con cũng học được cách sắp xếp đồ chơi đúng vị trí của nó.

6. Cho con được quyền lựa chọn và quyết định

Hãy để con tự lựa chọn món đồ chơi mà con thích. Điều này sẽ khiến con cảm thấy vui hơn khi phải chơi một mình. Khi bạn phải bận làm một việc gì đó hãy nói cho trẻ biết và hỏi trẻ muốn chơi món đồ chơi nào và để con tự chọn món đồ chơi mà con muốn chơi trong lúc chờ cha mẹ hoàn thành công việc.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên để đồ ăn và nước uống ở những vị trí dễ lấy và nhắc con nếu chơi đói hoặc khát hãy tự lấy đồ ăn và nước uống ở đó. Cách này sẽ giúp con tự rèn luyện kỹ năng sống mầm non sống tự lập và tự chăm sóc bản thân sau này. 

VAS hướng dẫn cha mẹ dạy con kỹ năng sống mầm non tự chơi một mình

Ngoài ra, tại VAS, các em học sinh cũng được các giáo viên ở đây chú trọng trong việc dạy các em các kỹ năng sống mầm non khác cần thiết giúp cha mẹ dù bận rộn cũng vẫn có thể yên tâm hơn vì đã có các giáo viên dạy con các kỹ năng sống mầm non cần thiết ở trường.

Cha mẹ hãy tham khảo về các cách dạy kỹ năng sống mầm non của VAS tại đường link dưới đây: https://www.vas.edu.vn/post/day-con-ky-nang-song-tu-lap

You may like