Trẻ thường hay tỏ ra quậy phá, làm náo loạn bữa ăn của gia đình hay có những hành vi ảnh hưởng tới bữa ăn. Vậy nên việc dạy trẻ kỹ năng sống mầm non ứng xử trên bàn ăn là rất quan trọng. Trong bài viết dưới đây, VAS sẽ chia sẻ cho cha mẹ về cách dạy con kỹ năng sống mầm non ứng xử trên bàn ăn.
1. Quy tắc 1: Cùng trẻ lên kế hoạch bữa ăn
Để trẻ hiểu được giá trị của bữa ăn, bạn hãy cho trẻ có cơ hội thường xuyên tham gia vào những công việc liên quan đến bữa ăn gia đình bạn. Bạn hãy cho trẻ lên kế hoạch bàn bạc cho việc nên ăn gì hoặc giao nhiệm vụ cụ thể cho trẻ mỗi ngày. Điều này vừa giúp bạn nhận được sự chia sẻ công việc từ trẻ vừa dạy được trẻ kỹ năng sống mầm non về việc luôn có trách nhiệm với công việc mình được giao.
Nếu nhà bạn có nhiều hơn 1 đứa trẻ thì bạn hãy chắc chắn rằng chúng đều được giao các nhiệm vụ khác nhau và công bằng mỗi ngày để tránh việc chúng cãi vã, tị nạnh khi thấy người này làm ít hơn người kia. Đồng thời bạn cũng hãy tạo điều kiện để chúng được làm những công việc bạn giao một cách sáng tạo và được làm theo cách mà chúng muốn.
2. Quy tắc 2: Trao quyền tự chủ cho con
Khi trẻ từ hai tuổi trở lên, trẻ đã có thể tự mình biết xúc cơm ăn, nên bạn hãy dạy bé kỹ năng này cho bé và trao quyền cho bé tự mình xúc cơm ăn và ăn những gì bé thích trên bàn ăn. Hãy để trẻ tự mình dùng muỗng hoặc đũa lấy thức ăn trên bàn. Bạn có thể đặt thức ăn ở gần với tầm với của bé để bé có thể dễ dàng lấy được chúng và khuyến khích trẻ tự đưa ra quyết định xem nên lấy loại thức ăn nào và muốn ăn gì. Hãy để trẻ tự học kỹ năng sống mầm non để quyết định và lựa chọn thứ mình muốn.
3. Quy tắc 3: Không có bất kỳ cái màn hình nào
Đây là một quy tắc quan trọng trong bữa ăn mà gia đình bạn nên thực thi nó một cách nghiêm ngặt để tạo thói quen tốt cho cả gia đình. Thói quen xem ti vi hay nghịch điện thoại trong quá trình diễn ra bữa ăn thường bắt nguồn từ cách mà cha mẹ thường dùng khi tập cho con ăn lúc nhỏ. Để thu hút trẻ ăn, cha mẹ thường hay mở ti vi lên và khi trẻ đang tập trung xem ti vi cha mẹ sẽ đút đồ ăn cho trẻ ăn. Do đó mà trẻ dần quen với việc ăn phải có ti vi hay điện thoại mới có thể ăn được.
Không chỉ trẻ em mà người lớn đều có thói quen mở ti vi xem hay sử dụng điện thoại, máy tính bảng trong suốt quá trình ăn. Việc này ngăn trở hoạt động giao tiếp của cả gia đình trong suốt bữa ăn. Bữa ăn là thời gian mà mọi người cùng ngồi vào bàn ăn và thưởng thức bữa ăn cùng nhau. Ngoài việc là một hoạt động liên kết, gắn bó các thành viên trong gia đình lại với nhau thì nó còn là cơ hội giúp các thành viên trong gia đình thư giãn, nghỉ ngơi và tái tạo lại bản thân sau 1 ngày dài. Vì vậy hãy đảm bảo rằng không có bất kỳ chiếc màn hình nào can thiệp vào bữa ăn của gia đình bạn. Việc này cũng giúp tạo cơ hội cho trẻ được giao tiếp nhiều hơn và có được những bữa ăn tích cực và hiệu quả hơn.
4. Quy tắc 4: Khuyến khích trẻ “hãy thử một lần”
VAS cho rằng một trong những lý do mà trẻ thường quậy phá trong bữa ăn đó là do trong bữa ăn hôm đó không có món ăn mà trẻ ưa thích hoặc có món mới mà trẻ cảm thấy không thích và có cảm giác món đó không ngon dù chưa thử ăn chúng. Do đó bạn cần phải khuyến khích trẻ hãy thử các loại thực phẩm và khẩu vị mới nhưng không phải chịu áp lực và cảm thấy căng thẳng. Để làm được điều đó thì bạn hãy áp dụng quy tắc rằng khuyến khích trẻ thử một lần món ăn mới đó sau đó hãy quyết định rằng trẻ có thích món đó không hay món đó có ngon không.
Bạn hãy cho trẻ biết giá trị của món ăn đó, ví dụ như ăn rau rất tốt cho sức khỏe, tăng cường sức đề kháng…. để khuyến khích trẻ ăn thử. Nếu như sau khi thử ăn rồi mà trẻ vẫn không cảm thấy thích món ăn đó thì đừng ép buộc trẻ mà hãy tôn trọng quyết định của trẻ và tiếp tục bữa ăn bình thường.
5. Quy tắc 5: Tạo thức ăn vui vẻ
Việc tạo ra một bữa ăn với đầy đủ dinh dưỡng và hoàn hảo cho cả gia đình và tốt cho sự phát triển của con bạn cũng là điều khiến nhiều cha mẹ cảm thấy áp lực và khó khăn. Khi con tỏ ra chán ăn, kén ăn bỏ ăn cũng đủ khiến nhiều cha mẹ cảm thấy lo lắng.
VAS nhận thấy rằng cha mẹ có thể tạo cho trẻ hứng thú để ăn ngon miệng hơn và phát triển tốt hơn bằng việc tạo ra bữa ăn vui vẻ cho bé mỗi ngày. Hãy sáng tạo các món ăn bằng cách bài trí chúng thành hình khuôn mặt hài hước, những nhân vật dễ thương hay những món ăn được bài trí theo màu sắc bắt mắt. Điều này sẽ thu hút trẻ ăn và chơi với thực phẩm nhiều hơn. Khi tâm trạng trẻ vui vẻ như vậy trẻ sẽ ăn và cơ thể sẽ hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.
6. Quy tắc 6: “Tôi có thể rời khỏi bàn không?”
Một trong những quy tắc cha mẹ nên dạy con để tạo cho con kỹ năng sống mầm non ứng xử lịch sự trên bàn ăn và biết ơn tới người nấu món ăn đó chính là hãy dạy cho con biết nói câu “cảm ơn vì bữa ăn” khi bắt đầu bữa ăn và hỏi “tôi có thể rời khỏi bàn ăn không?” sau khi trẻ kết thúc bữa ăn của mình. Bạn hãy tạo ra cho gia đình thói quen này bằng cách đưa ra quy định rằng mọi người không được phép rời khỏi bàn ăn nếu chưa được sự cho phép.
Khi trẻ yêu cầu được rời khỏi bàn ăn, cha mẹ hãy giao cho con một số nhiệm vụ nhỏ để con giúp gia đình dọn dẹp bữa ăn khi kết thúc bữa ăn. Ví dụ như bạn có thể giao cho trẻ nhiệm vụ cất đi lọ muối, chai tương ớt… khi mà mọi người đã không cần sử dụng tới nó trong bữa ăn nữa. Tất cả những việc này đều là một phần trong việc dạy trẻ về cách ứng xử, về việc đảm bảo rằng thời gian bữa ăn luôn được xem là thời gian đặc biệt dành cho gia đình.
Trên đây là một số quy tắc ứng xử trên bàn ăn mà VAS khuyên cha mẹ nên dạy cho con ngay từ độ tuổi mầm non để sớm tạo thành thói quen tốt cho trẻ. Ngoài những quy tắc trên, cha mẹ có thể tham khảo thêm về thực đơn dinh dưỡng hay những cách mà VAS đã luôn làm để dạy trẻ kỹ năng sống mầm non ứng xử trên bàn ăn sao cho đúng mực để tạo lên một bữa ăn vui vẻ giữa bạn bè ở trường với nhau và tránh gây khó khăn cho các giáo viên và bảo mẫu chịu trách nhiệm quản lý trẻ. Mọi thông tin tham khảo trên cha mẹ có thể tìm thấy được bằng cách nhấp vào đường link dưới đây: https://www.vas.edu.vn/post/day-con-ky-nang-song-tu-lap