Kỹ năng sống mầm non là những kỹ năng quan trọng và cần thiết cho trẻ. Tuy nhiên, lại có rất ít phụ huynh biết về vấn đề này. Dưới đây là những chia sẻ của các trường mầm non quận 10 về một trong những kỹ năng sống mầm non quan trọng cho bé.
Để biết được kỹ năng đó là gì thì hãy tham khảo ngay nội dung dưới đây nhé!
1. Kỹ năng sống mầm non mà trẻ cần học
Một trong những kỹ năng sống mầm non quan trọng cho bé là kỹ năng quản lý tiền bạc, vì hầu như tiền bạc là yếu tố thiết yếu quyết định phần nào cuộc sống của các bé sau này. Chính vì thế, dạy con cách quản lý tiền bạc khi còn trong độ tuổi mầm non chưa bao giờ là điều dư thừa.
Đừng nghĩ trẻ còn nhỏ mà không thể học được gì từ những điều nghe thật cao siêu như thế. Sở dĩ, ngày nay có nhiều người lớn không biết cách chi tiêu, 1 phần cũng xuất phát từ việc khi còn nhỏ không được ba mẹ dạy về vấn đề này.
2. Những cách dạy trẻ quản lý tiền bạc ngay từ bé
– Gia đình là tấm gương cho bé:
Đối với trẻ, gia đình là một xã hội thu nhỏ mà ở đó, ba mẹ chúng là những người luôn gần gũi và là tấm gương phản chiếu cho trẻ noi theo. Vì thế, khi ba mẹ muốn dạy bé cách quản lý tiền bạc thì hãy để bé cọ sát với thực tế để con nhớ lâu hơn thay vì chỉ nói suông những lý thuyết mà có thể trẻ vẫn chưa thể hiểu sâu sắc được.
Để dạy một đứa trẻ các kỹ năng quản lý tiền bạc, ba mẹ có thể tạo ra tình huống thực tế như là một dịp đi mua sắm quần áo và dắt bé theo. Giả dụ ba mẹ và bé có 200.000 để mua một số đồ cần thiết cho bé. Số tiền đó không nhiều, nhưng nếu biết lên kế hoạch và cha mẹ cùng con mua sắm một cách hợp lý, thì trẻ sẽ thỏa mãn với sự lựa chọn và áp dụng kinh nghiệm này khi mua những thứ khác.
Con cũng có thể sẽ giữ gìn quần áo cẩn thận hơn và có lẽ sẽ hiểu rằng đôi khi cần phải biết kết hợp quần áo nếu không có đủ tiền để mua những thứ mới ngay. Hãy ngồi với trẻ cùng một cây bút chì và một tờ giấy. Viết ra mục tiêu. Con thích gì? Cái gì con đã có? Con cần mua thêm cái gì hay cần thay đổi điều gì để có đầy đủ quần áo mặc?,… Đây là cách ba mẹ đang dạy bé lập luận hợp lý, hơn là chỉ mua những gì con thấy và thích một cách bốc đồng, nhất thời.
Sau đó, gia đình sẽ nói về số tiền mà mình có. Sẽ có một vài sự cắt giảm, trì hoãn và hoán đổi. Vì đây đang là mùa của nhiều hàng giảm giá, bạn có thể xem báo, và sau đó cùng con đi lựa chọn. Bạn có thế giúp con đánh giá kích cỡ, chất liệu và sự tinh xảo của mặt hàng: “Đây là cái mà chúng ta muốn? Liệu nó có bền không?”.
– Dạy bé cách lập kế hoạch và chi tiêu cụ thể
Một người cha cho cô con gái 16 tuổi 120 đô để mua một cái áo khoác mới. Người cha nói: “Cha nghĩ là con đủ lớn để có lựa chọn khôn ngoan; con có thể tự đi chọn áo. Nhưng trước đó, cha muốn biết con thích gì? Hứa với cha mình thích gì trước khi mua hàng, trả lời rằng liệu chiếc áo khoác đó có đúng là chiếc áo mà con mong muốn thực sự không, hay con chỉ bị thu hút trong chốc lát.” Đây là những mong muốn của cô bé:
1. Mình muốn áo khoác có thể mặc đi nhà thờ và các bữa tiệc
2. Đủ ấm cho mùa đông giá lạnh
3. Kiểu dáng phù hợp trong ba năm trở lại đây
4. Không giống áo khoác của mẹ
Chắc chắn, khi cô bé và bạn đi chọn áo, cô bé đã bị thu hút tới một chiếc áo choàng dài có mũ trùm đầu màu tím sáng. Nhưng cô đã có một chiếc áo khoác dài có mũ trùm đầu và rất dày, rồi và tiếp tục tìm kiếm bởi vì đã hứa với cha. Cô quyết định chọn một chiếc áo khoác bằng vải len màu xám lửng với đường viền tinh tế, thắt và có mũ chùm đầu, cả cô bé và cha đều hài lòng.
Dần dần trao cho trẻ nhiều trách nhiệm tài chính hơn, chuẩn bị cho thời điểm khi con bạn rời nhà và quản lý tiền bạc hoàn toàn là trách nhiệm của chúng. Một gia đình đã dạy con cách quản lý tiền tiến bộ tới mức mà cha mẹ tự tin đưa cho đứa con tuổi mẫu giáo tất cả những khoản tiền dành cho việc mua quần áo, giầy dép, tiền ăn trưa, tiền xe buýt tối trường… thành một khoản mỗi tháng vì thế con họ có thể tự lên kế hoạch chi tiêu cho riêng mình. Chúng sẽ tự lập một bảng kế hoạch chi tiêu và sẽ đi theo đúng kế hoạch đó.
Sẽ có lúc trẻ có thể có những quyết định thiếu sáng suốt, hay một ý thích bồng bột nào đó? Hãy nghĩ tới khoản vay? Khi bạn cho trẻ vay một số tiền, hãy buộc trẻ phải tiết kiệm để trả lại khoản vay đó. Bạn có thể không cần tới khoản tiền đó, nhưng trẻ cần phải học được bài học vê trách nhiệm trả nợ. Nếu con sử dụng tiền sai mục đích quá thường xuyên, hãy hỗ trợ chúng một chút. Một bảng theo dõi đơn giản có thể giúp trẻ thấy những gì mà chúng đã tiêu và liệu chúng có tiêu pha kiểu đó một lần nữa không.
Trên đây là 2 cách giúp bé quản lý tiền bạc mà trường mầm non quận 10 muốn gửi đến các bậc cha mẹ. Nếu phụ huynh muốn tìm hiểu nhiều hơn về cách dạy trẻ mầm non, có thể tham khảo thêm tại đây để biết thêm thông tin chi tiết nhé!