Đến độ tuổi mầm non, hầu hết các phụ huynh đều đưa trẻ đến trường, nhưng vẫn có 1 số ít các bậc cha mẹ lại chọn cách giáo dục bé tại nhà bằng cách gửi cho ông bà giữ hộ. Nguyên nhân đa phần xuất phát từ việc cha mẹ thiếu bước chuẩn bị các kỹ năng sống mầm non cho con.
Vì ngay khi còn bé, các con đã quen với việc ở nhà, gần gũi người thân nên khi đưa trẻ đến một môi trường mới. Các con sẽ khó thích nghi, thêm vào đó là với việc được nuông chiều từ phía ba mẹ nên nhiều phụ huynh sợ con mình đến trường sẽ bị các bạn khác ức hiếp.
Đó là lý do vì sao ba mẹ nên trang bị cho mình kiến thức để giáo dục những kỹ năng sống mầm non cho bé. Để không những bé sẽ áp dụng được tại trường mầm non mà ngay cả khi về nhà hoặc ở ngoài xã hội bé sẽ biết cách ứng xử cũng như tự bảo vệ mình và trở thành 1 đứa bé ngoan trong mắt người lớn.
Dưới đây là một vài chia sẻ của các giáo viên trường Dân lập Quốc tế Việt Úc (VAS) cho các bậc phụ huynh về cách làm thế nào để rèn luyện nhưng kỹ năng sống cho trẻ ngay từ bé. Các bậc cha mẹ hãy cùng tìm hiểu nhé!
1. Khuyến khích trẻ tự làm những việc trong khả năng của mình
Một thực tế mà ngày nay chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy chính là nhiều trẻ đã 5-6 tuổi nhưng vẫn chưa thể tự thực hiện các sinh hoạt cá nhân của mình.
Những việc cá nhân trẻ chưa thể làm được cho mình có thể kể đến là tự xúc cơm, kéo khóa áo, cất đồ dùng cá nhân,… và đó cũng là kết quả của việc cha mẹ tự làm tất cả mọi thứ giúp con. Khi trẻ được bao bọc quá kỹ sẽ hình thành tính ỉ lại, nhút nhát, dựa dẫm, khả năng giao tiếp kém và khó có thể tự lập được trong cuộc sống tương lai.
Muốn cải thiện tình trạng này, ba mẹ phải cho trẻ làm những việc phù hợp với khả năng thì chắc chắn trẻ sẽ dễ đạt được kết quả tốt và sẽ cảm thấy tự tin, hào hứng để làm việc hơn. Cha mẹ nên khuyến khích con tự làm những công việc trong khả năng của trẻ. Riêng đối với những việc làm hơi quá sức thì cha mẹ nên kiên nhẫn, khuyến khích trẻ cố gắng hoàn thành.
Sau quá trình cố gắng và hoàn thành được những công việc của mình, cha mẹ đừng quên có những lời động viên, khen thưởng đến trẻ. Cha mẹ hoàn toàn có thể cùng với con lập thời gian biểu cho những công việc sắp tới trong một tuần để thêm gần gũi con và cho con thêm động lực. Bên cạnh đó cũng đừng quên việc giải thích để trẻ hiểu trách nhiệm của mình với những việc làm đó nhé.
2. Cho trẻ ngủ riêng
Thực tế đã chứng minh rằng, những đứa trẻ ở độ tuổi 5 – 6 tuổi đã có thể tự ngủ một mình. Việc ngủ riêng như thế không chỉ giúp trẻ không quá phụ thuộc vào cha mẹ mà còn tạo cho trẻ thói quen tự làm những công việc phục vụ bản thân mình.
Khi ngủ riêng, nghĩa là bé sẽ phải tự gấp chăn, đặt gối đúng nơi quy định và biết tự kéo chăn khi đi ngủ mà không cần đến sự giúp sức của mẹ. Bên cạnh đó, việc trẻ ngủ riêng sẽ giúp trẻ tự tin hơn và giảm bớt tính sợ hãi, từ đó giúp trẻ tự tin hơn trong cuộc sống sau này.
3. Không nuông chìu tất cả những đòi hỏi của con
Trẻ con rất hay đòi hỏi và thường tìm mọi cách để đạt được mục đích của mình. Nhưng nếu trẻ nhận được càng nhiều thì sẽ càng ít biết quý trọng là thế nào. Vậy nên, nếu cha mẹ nhanh chóng đáp ứng những nhu cầu đó của trẻ mà không xem xét kĩ thì trẻ sẽ cảm thấy quá dễ dàng để đạt được, sẽ cảm thấy không có gì là khó khăn.
Do vậy, trong những trường hợp trẻ yêu cầu sự giúp đỡ từ cha mẹ, bạn nên xem xét điều đó có vượt quá khả năng của trẻ hay không. Nếu đó là những việc trẻ có thể tự làm được cha mẹ nên khuyến khích trẻ làm. Hãy giải thích để trẻ hiểu và lần sau chúng có thể làm được.
4. Tập cho trẻ làm việc nhà
Hướng trẻ nhỏ đến những công việc nhà vừa sức của con như: quét nhà, giúp mẹ phơi quần áo,… là những điều ba mẹ nên động viên và khuyến khích trẻ thực hiện. Tuy nhiên, không bắt ép hay la mắng con. Khi dạy con làm việc nhà sẽ thúc đẩy tính tự tập cho trẻ sau này. Bước đầu có vẻ hơi khó khăn. Vì thế, ba mẹ hãy tạo bầu không khí thoải mái và giải thích vì sao con cần phải làm việc này, việc kia và những lợi ích mà con mang lại cho ngôi nhà như thế nào nhé!
Ngoài ra, phụ huynh cũng đừng quên kiểm tra thành quả của con, giúp con sửa lỗi sai để rút kinh nghiệm. Bên cạnh đó, để trẻ có thêm động lực, mẹ có thể thưởng cho bé quà bánh, khi con hoàn thành công việc được giao sớm hơn bình thường.
Với những cách này, chúng tôi rất hy vọng các bậc phụ huynh sẽ áp dụng thành công để rèn luyện được kỹ năng tự lập cần thiết cho con trẻ. Rèn cho con tính tự lập chính là mang lại niềm hạnh phúc và hành trang vững chắc để con thành công hơn trong cuộc sống sau này.
Rèn tính tự lập cho trẻ cũng chính là rèn kỹ năng sống mầm non cho con, khi con có đủ sự tự tin, bé sẽ không hoảng sợ ở một môi trường xa lạ, sẽ nhanh chóng hòa nhập và thích nghi khi đến tuổi đi học. Giáo dục trẻ không chỉ đến từ phía gia đình, mà nhà trường còn là một xã hội thu nhỏ trong mắt của trẻ. Vì thế, đừng quá bảo bọc mà giữ bé ở nhà, dù nhà là nơi tốt nhất, an toàn nhất cho con. Nhưng xã hội mới chính là cái nôi giúp bé trưởng thành sau này.
Tham khảo thêm tại đây một số thông tin về những ngôi trường đạt chuẩn và có đủ tiện nghi để các bé mầm non phát triển toàn diện nhé!