Du Học Giáo dục

Phương pháp hướng bé đến sự gọn gàng, ngăn nắp

single image

Trẻ con khác với người lớn, không thể tự ý thức dọn dẹp ngăn nắp phòng ngủ hay chỉ đơn giản là dọn dẹp số đồ chơi mà các con bày ra. Trong 10 đứa trẻ, hiếm hoi lắm chúng ta mới thấy được 1 bé có tính tự giác.

Và để con mình trở thành một trong những đứa bé hiếm hoi ấy, yếu tố gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn và dìu dắt các con. Để giúp một đứa trẻ có ý thức tự dọn dẹp ngăn nắp gọn gàng mọi thứ, hãy theo dõi những bí quyết sau đây của các phụ huynh của VAS chia sẻ nhé! 

1. Kiên nhẫn

Để giúp bé hình thành kỹ năng tự sắp xếp ngăn nắp đòi hỏi ba mẹ phải có sự kiên nhẫn với trẻ, không nên la mắng hay phạt con khi con không chịu tuân theo lời ba mẹ. Thay vào đó, ba mẹ hãy giải thích cho trẻ nguyên nhân vì sao trẻ cần phải dọn dẹp và những lợi ích khi căn phòng con ngăn nắp.

Hãy cẩn thận xem xét nguyên nhân, bởi vì có thể căn phòng chỉ là một trong những dấu hiệu. Vào độ tuổi 12, một số trẻ đi qua một giai đoạn đặc trưng khi chúng phá vỡ quy định trong phòng ngủ. Lúc này ba mẹ nên tự hỏi các câu hỏi như: Liệu có phải có quá nhiều đồ trong phòng của trẻ? Liệu cha mẹ có đưa ra những lời nhận xét tích cực? Liệu có phải trẻ thiếu kỹ năng? Có thể là do thái độ của người lớn và có thể đó là cách trẻ tiếp thu.

Đừng dùng những lời nhận xét gây hụt hẫng như: “Nếu con không giữ phòng sạch bây giờ, làm sao con có thể quản lý cả căn nhà?” Bạn có thể đang sử dụng phương pháp sai lầm. Hãy cố gắng, đừng từ bỏ, đừng la rầy hay đe dọa. Tiếp tục tìm kiếm những phần thưởng có thể thúc đẩy sự tích cực ngay bây giờ.

2. Phương pháp của mẹ Sue

Sue Monson thiết lập một tiêu chuẩn rõ ràng và hướng dẫn chính xác cho những gì là cần thiết trong việc dọn dẹp cho con. Vào một ngày thứ Sáu, sau cuộc kiểm tra bất ngờ từng phòng ngủ, cô dán các điểm số vào cửa phòng cùng với những lời nhận xét như “May mắn lần sau!” và “Con có thể tiến bộ hơn từ đây!”.

Trường mầm non quận bình thạnh đang hướng dẫn kỹ năng mềm cho trẻ

Điểm số chỉ ra rằng phòng của các con đều là một đống lộn xộn. Trên thang điểm 50, cha và mẹ đạt điểm cao nhất, 50 điểm. Tờ kiểm tra dạy tất cả bọn trẻ hai thứ: biết các tiêu chuẩn được yêu cầu và để ý đến bụi và các đống lộn xộn. Vì trẻ không ở nhà khi đợt kiểm tra bất ngờ diễn ra, nó mang lại một cuộc thảo luận sôi nổi – một cách tiếp cận mới cho khái niệm “hãy làm sạch phòng bạn”. Khi Sue nói rằng bọn trẻ có thể kiểm tra phòng của cha mẹ, chúng la lên vui sướng và bắt đầu lập kế hoạch để đóng vai trò như những viên sĩ quan nghiêm khắc nhất, khiến dự án có vẻ như công bằng và có thể chấp nhận được.

3. Cách thực hiện phương pháp của mẹ Sue

Với bảng kiểm tra, đợt giám sát có thể được hoàn thành chỉ trong vòng 5 phút. Thời gian chính xác của mỗi đợt kiểm tra sắp tới được viết vào mẫu. Sue thấy rằng việc kiểm tra của bọn trẻ đổi với phòng của cha mẹ có nghĩa như là một loại tiêu chuẩn cao và cô phải làm việc rất chăm chỉ để vượt qua. Điều thú vị là việc con đã nâng điểm số từ 40 lên tới gần 50 điểm. Phần thưởng đôi khi rất đơn giản: một thanh kẹo, một chiếc xe ô tô cũ tìm thấy trong một cửa hàng bán đồ cũ cho đứa con 11 tuổi để nó tha hồ tháo lắp, hay là một cuốn sách đặc biệt từ thư viện.

Hãy tự tạo ra tờ kiểm tra hiệu quả cho riêng bạn. Nếu đồ chơi và giá đặt đồ chơi là một vấn đề, hãy thêm vấn đề này vào tờ kiểm tra. Thay đổi danh mục để phù hợp với từng phòng mà bạn kiểm tra. Nếu có 15 cuốn sách xung quanh ghế ngồi, giới hạn chỉ là 3 quyển cần được đưa vào tờ kiểm tra. Điều chỉnh tờ kiểm tra sao cho phù hợp với hoàn cảnh gia đình bạn.

Trẻ thường có mức độ thích thú khác nhau về việc giữ phòng sạch sẽ. Chúng ta có thể hy vọng rằng khi chúng có nhà riêng, động lực từ chính bản thân sẽ tăng lên bởi vì đó là nhà của chúng. Giờ đây, bạn có thể giúp chúng sắp xếp và thành công trong việc giữ phòng ngủ của mình sạch đẹp ngay từ độ tuổi mầm non. Nếu việc này có dẫn đến mâu thuẫn, hãy nhớ, vai trò của trẻ trong gia đình bạn quan trọng hơn việc một phòng ngủ sạch sẽ. Nếu có thể, bạn hãy hướng dẫn chúng những kỹ năng giữ gìn ngôi nhà, để khi muốn, chúng có thể áp dụng. Nếu chúng không đảm nhận trách nhiệm bây giờ, có thể chúng sẽ làm sau này!

Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp phụ huynh có thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc và nuôi dạy các con của mình để chúng trở thành những đứa bé ngoan và ngăn nắp sau này khi lớn lên. Ngoài ra, ba mẹ có thể tham khảo thêm một số thông tin hữu ích khác cũng như những mẹo hay tại đây để bổ sung thêm vào cẩm nang nuôi dạy con của mình nhé!

You may like