Du Học Giáo dục

Những kỹ năng ba mẹ cần dạy bé trong độ tuổi mầm non

single image

Mầm non là độ tuổi ba mẹ cần giáo trẻ những điều cơ bản về quy tắt ứng xử để hình thành những thói quen tốt cho con trong cuộc sống sau này. Vậy điều gì trẻ cần phải học trong giai đoạn này?

Hãy cùng VAS tìm hiểu ngay sau đây nhé!

1. Dạy con cách ăn uống 

Khi các con từ 1 tuổi trở lên sẽ muốn dùng thìa để ăn cơm giống như mọi người. Khi đó, cha mẹ hãy cho con cầm và chỉ con cách tự xúc ăn. Ban đầu bé có thể sẽ làm đổ thức ăn ra cả bàn, nhưng không sao cả, vì chính sau những lần như thế, con sẽ tự động học được cách dùng sao cho đúng. Đây chính là khởi điểm cho tính tự lập ở trẻ.

Rèn luyện tính tự lập ngay từ khi còn nhỏ chính là cha mẹ đang bồi dưỡng những tính cách tích cực cho con mình. Thời kì mẫu giáo là lúc tốt nhất để trẻ phát triển đức tính chủ động, nên trong khoảng thời gian này, nếu cha mẹ quá bảo bọc con, thì những khả năng trong con sẽ mãi bị kìm hãm.

2. Dạy con cách tự đi vệ sinh

Có cha mẹ nghĩ rằng, việc tập cho con tự đi vệ sinh càng sớm sẽ càng tốt, nhưng thực ra không cần thiết phải như vậy. Thường thì, phải đến 2 tuổi bé mới có khả năng tập tự đi vệ sinh. Cha mẹ không nên quá nóng vội về chuyện này.

Do vậy, trước khi con tự biết đi vệ sinh, cha mẹ phải thường xuyên thay tã và quần lót cho con, đừng để con bị hâm tã. Vì giữ cho con luôn sạch sẽ thì con sẽ ghi nhớ được rằng nếu ở bẩn thì sẽ không thoải mái. Ngược lại, nếu cha mẹ luôn để mặc những món đồ bẩn ở xung quanh con thì bé sẽ quen với điều đó và trở nên cẩu thả khi lớn lên.

Trường mẫu giáo quốc tế tại tphcm giúp trẻ vui chơi và tăng khả năng tự lập

3. Dạy con cách mặc quần áo và tự vệ sinh cá nhân

Từ sau 3 tuổi, hãy để con tự mặc quần lót, kể cả khi con chưa thể làm tốt. Ngoài ra, hãy tập cho con tự cài nút cổ áo hay cài dây kéo quần. Việc này cũng góp phần giúp rèn luyện cho con tính tự lập.

Bởi việc được bảo bọc quá mức sẽ khiến cho sự phát triển các khả năng của trẻ dần mai một đi. Thế nên, dù con có cho cả hai chân của mình vào một ống quần thì cha mẹ hãy cứ im lặng theo dõi và để con tự làm. Sau nhiều lần tập đi tập lại, một lúc nào đó con sẽ có thể tự mình mặc đồ được.

Trẻ sẽ không thể ghi nhớ ngay những thói quen sinh hoạt hàng ngày như rửa mặt, đánh răng, rửa tay sau khi đi vệ sinh, mà phải được rèn luyện dần dần ngay từ khi còn nhỏ. 

4. Dạy con những vấn đề an toàn

Ngày nay, khi việc đi lại trên đường ngày càng trở nên nguy hiểm hơn, thì việc giáo dục trẻ về vấn đề an toàn giao thông là cực kỳ quan trọng. Khi di chuyển trên đường, hãy dạy trẻ đi sát lề bên phải, phải nhìn đèn giao thông rồi mới được băng qua đường và phải đi trên vạch kẻ dành cho người đi bộ. Cha mẹ phải chắc chắn là đã dặn dò và dạy trẻ ghi nhớ thật cẩn thận về những điều không được phép, như không được chơi đùa dưới lòng đường, không được đột ngột chạy ra đường… Nhưng cha mẹ cũng không nên chỉ dừng lại ở việc dạy con những điều cần tránh, mà hãy dạy con cách chủ động trong nhiều tình huống, để con có thể nhanh nhạy và biết cách tự bảo vệ mình khi gặp nguy hiểm. Đây là điều vô cùng quan trọng.

5. Đừng khen “Con thật thông minh”, hãy nói “Con đã rất cố gắng rồi”

Chúng ta thường mắc phải sai lầm trong việc thường xuyên khen ngợi con mình thông minh vì nghĩ rằng làm như vậy sẽ giúp con nâng cao sự tự tin, nhưng lại không biết rằng phương pháp này sẽ rất dễ phản tác dụng.

trường mầm non quận gò vấp giáo dục trẻ tính tự lập

“Nhấn mạnh vào những nỗ lực của đứa trẻ sẽ giúp con đưa ra được lựa chọn chính xác mà chúng có thể hoàn toàn kiểm soát, ngược lại, việc khen ngợi trí thông minh sẽ khiến con không biết làm thế nào để đối mặt với những khó khăn.”

T.S Carol Dweck từ Đại học Stanford cũng đã chứng minh luận điểm này bằng các nghiên cứu của mình với 2 nhóm trẻ nhỏ ở độ tuổi mầm non, trong đó có kết luận rằng: Trẻ em thường được khen thưởng sẽ không dám đảm nhận những công việc đầy thử thách, trong khi nhóm trẻ còn lại cảm thấy rất thoải mái khi đương đầu với những thách thức mới để thử sức bản thân.

6. Dạy con phải luôn thành thật

Hầu hết các bậc phụ huynh đều tin rằng con của họ sẽ không bao giờ nói dối, và nếu bé nói dối, thì họ sẽ ngay lập tức phát hiện được. Nhưng thực tế thì hoàn toàn khác, sự thật là hầu hết trẻ em đều từng nói dối. Theo giáo sư tâm lý Kang Lee tại Đại học Toronto, Hoa Kỳ: Nói dối là một cột mốc quan trọng trong phát triển nhận thức của trẻ em, và khi một đứa trẻ đến một độ tuổi nào đó, bé sẽ nói dối. Và những gì cha mẹ cần làm không phải là la hét, hay đánh mắng, như vậy chỉ khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. Vì khi bị trừng phạt, đứa trẻ sẽ tự mình rèn luyện những kỹ năng nói dối mới để tránh đòn roi của người thân.

Do đó, trước khi cha mẹ quyết định phạt con mình, trước hết chúng ta hãy nên tìm hiểu nguyên nhân và lắng nghe lý do tại sao đứa trẻ lại nói dối. Sau đó hãy nói với con: “Ngay cả khi con mắc sai lầm, mẹ cũng sẽ không giận miễn là con thành thật nói sự thật cho ba mẹ biết.” Điều này sẽ khiến con thêm tin tưởng vào người thân của mình và sẽ không còn sợ phải nói ra sự thật nữa.

Hi vọng những chia sẻ trên sẽ giúp ba mẹ có thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc và nuôi dạy các con của mình. Nếu phụ huynh có nhu cầu tìm hiểu thêm những thông tin bổ ích khác, có thể tham khảo thêm tại đây.

You may like