Marketing

Kỹ năng nghiên cứu thị trường trong doanh nghiệp

single image

Trong thị trường kinh tế đầy biến động và mang tính cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay, nghiên cứu thị trường là một hoạt động vô cùng cần thiết. Nghiên cứu thị trường giúp các nhà doanh nghiệp tái định nghĩa lại ý tưởng startup để trở nên thành công hơn trong lĩnh vực họ đang đi. Những doanh nghiệp hiện đại sẽ rất hiếm khi hành động hay “ra tay” với một việc gì nếu thiếu đi quá trình nghiên cứu thị trường. 

Điều này làm cho những kỹ năng nghiên cứu thị trường rất đáng giá hiện nay. Nhưng để trở thành một chuyên gia nghiên cứu thị trường lại không hề đơn giản vì đây là còn được cho là một lĩnh vực riêng đòi hỏi học viên cần phải phát triển nhiều kỹ năng khác nhau có phần khoa học và trộn lẫn “nghệ thuật” trong việc am hiểu con số.

https://i.imgur.com/Cwo2SbO.png

Kỹ năng nghiên cứu trong thị trường liên tục thay đổi.

Kỹ năng phân tích dữ liệu (data analysis)

Về cơ bản, nghiên cứu thị trường liên quan đến việc thu thập một lượng lớn dữ liệu, sau đó mang đi phân tích để khai thác được những thông tin hiểu biết hữu ích về một ngành kinh doanh nhất định. Vì vậy,phân tích dữ liệu là phần quan trọng nhất trong công việc của một nhà phân tích nghiên cứu thị trường. Sau đây là 4 kỹ năng phân tích dữ liệu cơ bản:

Phân tích dữ liệu với nhiều phương pháp khác nhau.

Phân tích dữ liệu với nhiều phương pháp khác nhau.

Phân tích mô tả (Descriptive analysis)

Đây là kỹ thuật sắp xếp và phân loại các dữ liệu đã có sẵn từ trước để xác định các xu hướng sẵn có. Kỹ thuật này thường được dùng để định lượng các kết quả từng có của doanh nghiệp thông qua thống kê, số lượng sản xuất hàng hoá, số lượng truy cập site,…

Phân tích chuẩn đoán (Diagnostic analysis)

Đây là kỹ thuật so sánh các bộ dữ liệu giúp doanh nghiệp xác định các mối quan hệ thông thường. Ví dụ, nếu một phân tích mô tả (descriptive analysis) cho thấy sự thay đổi trong các thống kê qua một mốc thời gian nhất định, thì phân tích chuẩn đoán (diagnostic) sẽ chỉ ra được lý do vì sao nó thay đổi, ví dụ như một chiến dịch marketing, một thay đổi giá cả, hay một xu hướng thay đổi bên ngoài).

Phân tích dự đoán (Predictive analysis)

Kỹ thuật này giúp bạn dựa trên dữ liệu có sẵn mà phân tích để dự đoán được các xu hướng và kết quả sẽ xảy ra trong một tương lai gần. Kỹ thuật phân tích này sẽ bao gồm tổ hợp các thuật toán phức tạp và kết hợp với việc sử dụng các phần mềm tính toán để đưa các thuật toán vào để có được ý nghĩa từ các con số.

Phân tích đề xuất (Prescriptive analysis)

Phân tích đề xuất là một kỹ thuật phân tích cao hơn của phân tích dự đoán. Kỹ thuật phân tích này được sử dụng để phỏng đoán khả năng mà các sự kiện và kết quả sẽ xảy ra từ các thay đổi giả đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp sẽ sử dụng kỹ thuật tính toán này để xác định xem việc kết thúc sản xuất một sản phẩm cụ thể có thể gây ra hậu quả gì hay không hay việc tung ra một sản phẩm mới có trở nên dư thừa.

Kỹ năng thu thập dữ liệu (data collection skills)

Các chuyên gia phân tích dữ liệu thường sẽ được làm việc với các dữ liệu và thông tin mà doanh nghiệp có sẵn từ trước, và họ cũng sẽ được gọi chỉ để tìm kiếm và thu thập dữ liệu mới từ bên ngoài. Vì vậy, để trở thành một nhà phân tích dữ liệu tốt, bạn cần phải có đủ kỹ năng thu thập dữ liệu nữa. Sau đây là một vài kỹ năng thu thập dữ liệu:

Thu thập dữ liệu với nhiều kỹ năng khác nhau

Thu thập dữ liệu với nhiều kỹ năng khác nhau

Kỹ năng phỏng vấn 

Những nhà nghiên cứu thị trường thường chọn cách sử dụng focus groups (phỏng vấn tập trung) và phỏng vấn các khách hàng để lấy dữ liệu cụ thể cho báo cáo của họ. Nhưng việc có được các dữ liệu hữu dụng ấy đòi hỏi người thu thập dữ liệu phải có kỹ năng phỏng vấn tốt để “đào sâu” ra được thị hiếu của khách hàng chỉ qua một cuộc nói chuyện. Điều này rất quan trọng để bạn trích xuất ra các dữ liệu vô cùng hữu ích mà không gây khó chịu cho khách hàng.

Tạo bảng khảo sát

Chuyên gia phân tích dữ liệu phải biết làm thế nào để có được một bảng khảo sát có tính logic cao để đánh tập trung vào việc thu thập thông tin mà mình đang tìm kiếm. Người phân tích còn phải thành thạo với việc sử dụng các phần mềm tạo biểu mẫu để đăng tải lên các nền tảng kỹ thuật số một cách hiệu quả.

Trích lọc dữ liệu

Điều này đề cập đến các kỹ năng cần thiết để quản lý dữ liệu đã thu thập và chắt lọc nó thành những gì hữu ích cho mục đích nghiên cứu thị trường. Nói cách khác, nó có nghĩa là biết cách loại bỏ những yếu tố không liên quan và chuẩn bị nguồn dữ liệu cần thiết cho quá trình nghiên cứu thị trường.

Kỹ năng giao tiếp

Một trong những mục đích chính của nghiên cứu thị trường là khám phá những hiểu biết sâu sắc về kinh doanh để cung cấp thông tin giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược. Tuy nhiên, dữ liệu kinh doanh không phải lúc nào cũng đầy đủ và có sẵn. Vì vậy, một nhà phân tích nghiên cứu thị trường cũng cần có kỹ năng giao tiếp tốt. Điều này cho phép họ chỉ ra tầm quan trọng của những phát hiện của họ cho các bên liên quan, những người sau đó có thể sử dụng chúng trong quá trình ra quyết định của họ. Nếu không có những kỹ năng đó, họ sẽ không thể trao đổi và truyền đạt thông tin hiệu quả cho các phòng ban, đơn vị trong doanh nghiệp.

Kỹ năng giao tiếp sẽ tạo nên một cuộc phỏng vấn tốt.

Kỹ năng giao tiếp sẽ tạo nên một cuộc phỏng vấn tốt.

Kỹ năng trực quan hoá dữ liệu

Ngoài các kỹ năng kể trên, các nhà phân tích nghiên cứu thị trường còn phải hiểu cách tạo hình ảnh trực quan dữ liệu hấp dẫn để hỗ trợ truyền đạt kết quả của họ cho người khác. Trực quan hóa dữ liệu là cách biểu diễn đồ họa của tập dữ liệu, nhằm làm nổi bật các xu hướng có liên quan hoặc kết quả rút ra từ dữ liệu. Việc này giúp các bên liên quan không có nền tảng về phân tích dữ liệu có thể đọc hiểu con số nhanh chóng và hiểu được công việc mà một nhà phân tích nghiên cứu thị trường thực hiện.

Am hiểu cách nhìn trực quan các con số và biểu đồ.

Am hiểu cách nhìn trực quan các con số và biểu đồ.

Am hiểu về tâm lý và hành vi con người

Vì vai trò của một nhà phân tích nghiên cứu thị trường là đi tìm hiểu người tiêu dùng sẽ hành động và phản ứng như thế nào đối với sản phẩm, dịch vụ và chiến lược kinh doanh, họ cần hiểu biết sâu sắc về hành vi và tâm lý của con người. Điều này là do nghiên cứu thị trường không phải lúc nào cũng mang lại câu trả lời rõ ràng cho mọi câu hỏi trong kinh doanh và đó là nơi mà vai trò của một nhà phân tích nghiên cứu thị trường trở thành một loại hình nghệ thuật hơn là một bộ môn khoa học.

Các nhà phân tích nghiên cứu thị trường phải sử dụng kiến ​​thức của họ về tâm lý học để thiết kế các cuộc điều tra thích hợp và mang lại cái nhìn sâu sắc hữu ích. Điều này có nghĩa là họ cần có trực giác nhạy bén và cái nhìn sâu rộng về hành vi của người tiêu dùng. Nếu không, sẽ không có cách nào để thu hẹp các lĩnh vực có thể có của cuộc điều tra.

Thấu hiểu về con người luôn là điều quan trọng nhất.

Thấu hiểu về con người luôn là điều quan trọng nhất.

>>> Xem thêm : 10 lý do quan trọng Doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường

Kết luận

Nhìn chung, vai trò và kỹ năng nghiên cứu thị trường của một nhà phân tích và nghiên cứu thị trường xoay quanh việc làm việc với dữ liệu để cung cấp những thông tin hữu ích cho doanh nghiệp. Họ cũng phải hiểu tâm tư của người tiêu dùng, phải biết đối tượng của mình không chỉ là những con số thô và dữ liệu. Vì đây không chỉ là công việc giữ một người và máy móc, mà còn là giữa con người và con người và mục đích nghiên cứu cũng chỉ để phục vụ con người mà thôi.

You may like