Với bài viết hướng dẫn luyện nghe dành cho người mới này, bạn sẽ được trang bị các cách đơn giản để bắt đầu luyện tập với tiếng Anh. Có thể nói, nghe là kỹ năng dễ thực hiện nhất so với đọc, viết và nói. Tuy nhiên, nghe như thế nào để cho hiệu quả, đặc biệt là những bạn mới bắt đầu học tiếng Anh. Nên bài viết này dành cho bạn. Nào ta cùng bắt đầu.
1. Tại sao không phải là học từ vựng mà lại là kỹ năng nghe
Có bao giờ bạn tự hỏi sao mình không học từ vựng tiếng Việt mà vẫn biết cách đọc và hiểu những thứ xung quanh khi bạn còn nhỏ không?
Bạn chỉ lên trường và được thầy, cô dạy cho cách đánh vần, cách viết ra giấy cái từ ấy như thế nào thôi. Chứ bạn đã hình dung từ ấy trong đầu và biết cách đọc rồi. Còn viết ra giấy con chữ ấy thì bạn cần đến thầy cô. Vì vậy mà bạn chưa từng học từ vựng tiếng Việt.
Khi bạn định hình được những gì bạn nói sẽ được viết ra như thế nào xuống giấy thì xác định là bạn có thể tự viết văn, một câu hoàn chỉnh nhất mà không cần hiểu ngữ pháp. Nhưng nó vẫn đúng. Trời ạ.
Như bạn đã thấy, bạn nghe từ nhỏ cho đến lớn từ việc nghe chửi, nghe phim hoạt hình, nghe lóm đứa bàn bên nó bảo thích mình. Bạn nghe mọi thứ xung quanh.
Bạn nghe cả một cụm từ rất dài. Bạn nghe từ ngày này qua ngày khác và cho đến lớn. Người ta chưa kịp nói hết câu là bạn hiểu ý người ta muốn nói điều gì. Có người còn kinh khủng hơn, nói nhép không ra tiếng mà vẫn nghe ra. Ngộ ghê.
Tai bạn nhạy bén lắm. Nếu mình nói tiếng Việt đến từ nào thì bạn sẽ nghe nhanh đến mức từ ấy được định nghĩa ra luôn, không cần phải ra một bước translate/ dịch thuật nào cả. Nhưng gần đây, rap việt đã dạy mình một bài học về tiếng Việt. Nhất là team Suboi.
Như mình đã trình bày ở trên. Nghe là nền tảng cho việc học từ vựng, cho việc viết văn và việc đọc có chuẩn hay không. Như vậy việc bắt đầu nghe là điều hoàn toàn rất cần thiết cho người mới bắt đầu.
Vậy ta đã xác định được mục tiêu là nghe nghe và nghe bạn nhé.
2. Bạn nên nghe những gì?
Rất đơn giản và cơ bản cho phần này. Bất cứ thứ gì. Hết.
Câu ở trên gồm hai ý.
Đầu tiên là nghe không giới hạn chủ đề. Bạn thích từ triết học, âm nhạc cho đến thời sự. Bạn thích thì bạn hãy nghe.
Ý thứ 2. Bạn chỉ nghe những thứ bạn hiểu 90% nội dung. Nghe không hiểu vì bạn nên dừng lại. Đừng cố vì cố bạn cũng không hiểu đâu, nó sẽ khiến bạn mệt và kiệt sức và tốn thời gian của bạn rất nhiều cho việc không mang kết quả khả quan nào.
Nếu gộp đủ 2 ý lại: “Hãy nghe bất cứ thứ gì và nội dung bạn phải hiểu gần như trọn vẹn”. Vậy mới học thì tôi ít từ vựng, không nghe ra chữ nào hết thì làm sao?
Dễ ẹt, coi phim có script ở dưới đi. Mỗi nhân vật khi thực hiện hành động thì nó sẽ nói câu cú phù hợp với hành động ấy. Bạn nghe là bạn sẽ dễ tiếp thu lắp. Có khi còn nhớ nữa kìa.
Cách này dễ làm nhưng phim dài, nghe 1 lần rồi thôi thì cũng lãng phí.
Hãy vào spotlight hoặc esl-lab. Hay trang này chỉ có nghe, không có hình. Bạn hãy tự tưởng tưởng ra khi nghe. Nội dung nghe rất đơn giản về cuộc sống hằng ngày, cuộc trò chuyện, phỏng vấn rất thực tế, nhiều giọng.
Ở dưới nó có script, bạn cài thêm plugin translate cho chorme hoặc dùng eJOY English. Sẽ giúp bạn translate tức thời cả bài hoặc đoạn nào không nghe ra. Có app luôn bạn nhé. Dowload về rồi cứ nghe. Nghe đến khi nào không còn nhìn script nữa mà nghe ra bài nó nói gì là bạn thành công. Chuyển qua bài mới.
3. Các cách luyện nghe đơn giản đều nằm ở đây
Bước 1: Chọn tài liệu phù hợp
Mặc dù mình đã trình bày là bạn nghe bất cứ thứ gì bạn thích. Nhưng bạn để ý không, bạn cũng chẳng biết nghe cái gì, chủ đề mình thích thì nó quá chuyên môn. Vậy nên việc hãy thích cái gì nó gần gũi và thực tế.
Hãy vào 2 trang spotlight và els lab, nội dung rất nhiều chủ đề, lịch sử, khoa học, văn hóa, kinh tế. Nội dung thực sự là rất gần gũi với thực tế. Dám hứa là bạn nghe 1 bài trên spotlight bạn sẽ học thêm được 1 điều mới mẻ. Chỉ chọn 2 kênh học tốt nhất này thôi, đừng kiếm thêm tài liệu hoặc app khác. Nó chỉ làm bạn ảo mộng của bạn dâng trào dữ dội và lạc lối trong mớ kiến thức ấy.
Bước 2: Nghe, đọc rồi lập lại
Nghe cho thật nguyễn, tăng tốc độ nghe lên mà vẫn nghe ra là ổn. Tiếp theo hãy nhại lại nhẩm trong đầu để nó ghi nhớ thật sâu hơn.
Bước 3: Viết ra giấy
Nghe đã mùi rồi thì đến lúc kiểm chứng. Giờ bạn chỉ nghe thôi, đừng nhìn script nữa. Nghe đến đâu viết xuống giấy đến đấy rồi so sánh kết quả. Mỗi bài nghe bạn cứ làm tương tự như vậy.
Ban đầu sẽ thấy nó rất khó và nhiều bước. Nhưng bạn cứ làm dần dần, bạn sẽ tiến bộ rất nhanh và lượt bỏ được bước 2. Quá trình đó kéo dài khoảng 3 tháng bạn nhé. Cố lên.
Và đó là những gì mình muốn chia sẻ về kỹ năng nghe dành cho người mới bắt đầu. Nhưng bạn không biết điểm xuất phát của mình ở đâu hãy đăng ký thi thử IELTS để biết mình ở đâu và tìm bài nghe cho phù hợp nhé.