Khi một đứa trẻ sinh ra, việc tiếp xúc với một ngôn ngữ liên tục mỗi ngày thông qua nghe – nói, chúng mất trung bình khoảng 1 – 2 năm mới có thể nói được. Khi bé còn nhỏ thì việc hình thành ngôn ngữ là một điều khó khăn song ở giai đoạn này, các tế bào não của bé bắt đầu phát triển, nên việc tiếp thu cũng sẽ rất nhanh.
Tâm lý của các ông bố bà mẹ Việt Nam luôn muốn con mình giỏi cái này cái kia nên lúc nào cũng muốn con biết nhiều. Như câu hỏi: “Anh văn cho trẻ em nên cho bé bắt đầu khi nào?”, cũng là nỗi trăn trở của đa phần các bậc phụ huynh. Sau đây, mời bạn đọc cùng tìm hiểu nhé!
Tiếng Việt và tiếng Anh đều là một ngôn ngữ
Ai cũng biết tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ (ngôn ngữ chính), còn tiếng Anh là ngoại ngữ. Việc phân biệt này sẽ làm cho các ông bố bà mẹ từ từ suy nghĩ kĩ lại. Anh văn cho trẻ em có thực sự phù hợp khi bé chưa nói thông thạo tiếng Việt? Với độ tuổi nào thì bé có thể học tiếng Anh?
Thật ra, để bé phát triển tự nhiên một cách bình thường, bạn hãy tập cho bé nói tiếng Việt trước. Khi bé giao tiếp căn bản được tiếng Việt, bạn nên cung cấp nhiều từ vựng hơn cho bé thông qua trò chuyện mỗi ngày. Việc có thêm nhiều vốn từ sẽ là nền tảng cho bé học ngoại ngữ về sau nhanh hơn.
Độ tuổi đa phần các bé có thể tiếp thu và học thêm một ngoại ngữ, phù hợp nhất là khi bé vào cấp tiểu học (6 -7 tuổi). Ở đây, chúng ta không xét tới trường hợp bé có chỉ số IQ quá cao hay quá thấp. Thời điểm bé tới trường học là cột mốc để bắt đầu với anh văn. Song bên cạnh đó, nếu bé thực sự cảm thấy thích thú với tiếng Anh từ sớm thì bạn có thể cho bé làm quen, thông qua giao tiếp, trò chơi,… Việc cho bé tiếp xúc sớm sẽ xây dựng được một hệ thống về ngôn ngữ trong não bộ, tạo tiền đề cho sự phát triển, liên kết thông tin về sau để bé học nhanh hơn.
Những hình thức cho bé tiếp cận với tiếng Anh
Khi bé còn nhỏ, các bố các mẹ có thể cho bé làm quen thông qua các hình thức học tiếng Anh cho trẻ như: truyện tranh, bài hát, hình ảnh…. có chứa từ tiếng Anh. Việc nhìn thấy mặt chữ nhiều lần sẽ tạo được sự ghi nhớ của bé. Nếu bố mẹ có thể nói thành tiếng Anh thì bạn có thể giao tiếp với bé, bằng cách đó bạn đã đưa ngôn ngữ dần quen vào não của bé. Vì còn nhỏ, có thể bé chưa hiểu bạn nói gì nhưng về sau, sự kiên trì lặp đi lặp lại của bạn mỗi ngày sẽ giúp bé hiểu ra.
Nhưng cũng không phải vì quá mong bé nói tiếng Anh mà bạn bỏ quên tiếng Việt. Hãy cho bé thành thạo tiếng Việt trước. Nếu bé thuộc trường hợp tiếp thu nhanh, bạn có thể giao tiếp song ngữ Việt – Anh với bé để cân bằng giữa hai ngôn ngữ cho bé.
Để bé giỏi tiếng Anh mỗi ngày
Dù thế nào thì tiếng Anh vẫn là ngôn ngữ thứ 2, nên bạn không cần phải lo khi con bạn chưa nói được tiếng Anh. Hãy tạo môi trường để bé tiếp xúc, thích nghi và làm quen mới điều quan trọng. Việc tạo ra sự thích thú trong học tập sẽ giúp bé thoải mái và tiếp nhận thông tin nhanh hơn. Để có môi trường lành mạnh, tích cực, bạn có thể đưa bé tới các trung tâm dạy học cho trẻ làm quen.
Không có gì muốn đạt được thành tích tốt mà thực hiện trong thời gian ngắn được. Vậy nên những người bố, bà mẹ hãy vững tâm làm bạn cùng con, để con mình cảm thấy vui trong việc học. Nếu bạn là những người biết tiếng Anh, hãy trò chuyện với con mỗi ngày để giúp con rèn luyện khả năng tiếng Anh. Nếu bạn không giỏi, bạn có thể đưa con mình tới các trung tâm anh văn cho trẻ em, để bé có cơ hội phát triển.
Hy vọng sau bài viết này sẽ giúp cho các bậc phụ huynh giải đáp được câu hỏi nên cho con học tiếng Anh khi nào. Cùng với những chia sẻ trên, mong các ông bố bà mẹ sẽ thấu hiểu con mình hơn trong việc giáo dục trẻ khi còn nhỏ. Còn việc anh văn cho trẻ em khi nào thì được học nó không quan trọng bằng việc con bạn sẵn sàng học lúc nào!