Giáo dục

Đặc điểm tâm sinh lý tuổi dậy thì của con trai ba mẹ cần lưu ý

single image

Ở tuổi dậy thì, dù là bé trai hay bé gái đều cũng có những sự thay đổi lớn về mặt tâm lý và thể chất. Nếu là con trai trẻ dần trở nên ương bướng, hay ngại và ít chia sẻ với cha mẹ. Việc dạy con trai ở tuổi dậy thì không đơn giản. Nếu nhiều lúc bạn vẫn cảm thấy hoang mang với câu con trai đang tuổi nổi loạn của mình. Hãy dành vài phút đọc bài viết ở dưới đây để hiểu thêm về đặc điểm tâm sinh lý tuổi dậy thì ở con trai để dễ tiếp cận với con hơn.

Sự thay đổi ở cơ thể và não bộ của bé trai

Hành vi của trẻ tuổi teen đa phần bị chi phối bởi nội tiết tố và sự thay đổi tâm sinh lý ở tuổi dậy thì. Nam thường bắt đầu dậy thì từ 10 đến 14 tuổi:

  • Chiều cao tăng nhanh, có thể 10cm mỗi năm và xuất hiện cơ bắp và bị vỡ giọng.
  • Thay đổi trong cảm xúc và hành vi trong mối quan hệ bạn bè khác giới và các vấn đề liên quan đến tình dục.
  • Não bộ đang phát triển và sẽ hoàn thiện khi trẻ 20 tuổi.

Ở độ tuổi này, các bé trai có cảm xúc thay đổi thất thường, điều này khiến ba mẹ gặp khó khăn trong việc quan tâm, chia sẻ với con.

Bé trai tuổi dậy thì phát triển chiều cao rất nhanh

>>> Xem thêm: Tìm hiểu tâm sinh lý ở tuổi dậy thì giúp con phát triển toàn diện

Cách dạy con trai hiệu quả đang ở tuổi dậy thì

Các cậu bé ở độ tuổi dậy thì thường ít có ý thức trong việc chăm sóc bản thân. Trẻ thích thức khuya, ăn nhiều thức ăn nhanh, chơi game hằng giờ, lười tập thể dục,… Điều này cộng với những đặc điểm tâm sinh lý tuổi dậy thì khiến trẻ gặp phải các vấn đề như tăng cân không kiểm soát, mụn, mùi cơ thể,…

Bên cạnh đó, các bé trai ở độ tuổi này có xu hướng ít nói chuyện với ba mẹ, không muốn ba mẹ hỏi han, chăm sóc quá mức. Trẻ cũng bắt đầu tò mò về các bạn nữ và những cảm xúc tình yêu học trò. Do đó, ba mẹ nên có những cách dạy con trai ở tuổi dậy thì như:

  • Đặt ra nguyên tắc về sức khỏe, an toàn như  hạn chế chơi game, xem tivi, thức khuya,… Tuy nhiên trước khi có những quy tắc và giới hạn ba mẹ cần giải thích với con lý do vì sao và áp dụng những điều này trẻ sẽ nhận được những lợi ích gì.
  • Đưa ra hậu quả khi trẻ vượt quá giới hạn như trẻ phải làm việc nhà hay bị cắt giảm tiền tiêu vặt,…
  • Dạy trẻ về tinh thần trách nhiệm và để trẻ tự quyết định cũng như chịu trách nhiệm với những hành động và lời nói của bản thân.
  • Cung cấp cho trẻ những thông tin cơ bản về sức khỏe, chăm sóc bản thân bằng cách trò chuyện nhẹ nhàng hoặc chia sẻ những cuốn sách cho trẻ đọc và tìm hiểu.
  • Không nên trừng phạt quá nghiêm khắc khi trẻ có hành vi không tốt. Bởi có thể sẽ phản tác dụng và trẻ cảm thấy khó chịu, chống đối và xa lánh ba mẹ hơn.
  • Khuyến khích trẻ bày tỏ suy nghĩ của bản thân và đưa ra lời khuyên cho các vấn đề của trẻ. Nếu con tò mò hay có tình cảm với bạn khác giới, hãy nói chuyện và phổ cập cho con những kiến thức giới tính cần thiết. 
  • Khi trẻ đang ở độ tuổi dậy thì, ba mẹ cũng nên để con có không gian tự lập và không quá phụ thuộc. Ở độ tuổi dậy thì, các ông bố sẽ dễ dàng trò chuyện với các cậu con trai hơn mẹ vì có nhiều điểm chung hơn về tâm lý và cơ thể.

Khuyến khích con tham gia thể thao

Làm thế nào để trò chuyện với con trai ở tuổi dậy thì

Đa phần các bé trai ở tuổi dậy thì không muốn chia sẻ với ba mẹ, hay khó diễn tả cảm xúc của bản thân. Do đó, cha mẹ hãy là người chủ động quan tâm, hỏi han và kiên nhẫn với con bằng những cách dưới đây:

  • Đặt các câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng để trẻ trả lời từng câu
  • Trò chuyện với trẻ khi đang làm gì đó như đang chuẩn bị đồ ăn, đi bộ, trong bữa ăn,… Khi vừa làm vừa nói chuyện, trẻ sẽ dễ dàng chia sẻ hơn.
  • Khi nói chuyện với con bạn cần bình tĩnh, không thể hiện sự khó chịu, tức giận khiến trẻ không muốn chia sẻ nữa. Cho trẻ thời gian để thay đổi và mở lòng. Hãy để trẻ tiếp nhận thông tin và tự xử lý chúng.

Chủ động trò chuyên, tâm sự cùng con thường xuyên

Kết,

Cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Do đó, việc tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý tuổi dậy thì của con trai để có phương pháp giáo dục hay tiếp cận chia sẻ với trẻ tốt hơn. Nhiều nghiên cứu cho thất trẻ tuổi thành niên phát triển tốt khi nuôi dạy con một cách cởi mở, ủng hộ nhưng vẫn có những nguyên tắc vẫn phải tuân thủ.

You may like