27/05/2021
Giáo dục
Đặc điểm tâm sinh lý tuổi dậy thì của con trai ba mẹ cần lưu ý
Ở tuổi dậy thì, dù là bé trai hay bé gái đều cũng có những sự thay đổi lớn về mặt tâm lý và thể chất. Nếu là con trai trẻ dần trở nên ương bướng, hay ngại và ít chia sẻ với cha mẹ. Việc dạy con trai ở tuổi dậy thì không đơn giản. Nếu nhiều lúc bạn vẫn cảm thấy hoang mang với câu con trai đang tuổi nổi loạn của mình. Hãy dành vài phút đọc bài viết ở dưới đây để hiểu thêm về đặc điểm tâm sinh lý tuổi dậy thì ở con trai để dễ tiếp cận với con hơn.
Sự thay đổi ở cơ thể và não bộ của bé trai
Hành vi của trẻ tuổi teen đa phần bị chi phối bởi nội tiết tố và sự thay đổi tâm sinh lý ở tuổi dậy thì. Nam thường bắt đầu dậy thì từ 10 đến 14 tuổi:
- Chiều cao tăng nhanh, có thể 10cm mỗi năm và xuất hiện cơ bắp và bị vỡ giọng.
- Thay đổi trong cảm xúc và hành vi trong mối quan hệ bạn bè khác giới và các vấn đề liên quan đến tình dục.
- Não bộ đang phát triển và sẽ hoàn thiện khi trẻ 20 tuổi.
Ở độ tuổi này, các bé trai có cảm xúc thay đổi thất thường, điều này khiến ba mẹ gặp khó khăn trong việc quan tâm, chia sẻ với con.
>>> Xem thêm: Tìm hiểu tâm sinh lý ở tuổi dậy thì giúp con phát triển toàn diện
Cách dạy con trai hiệu quả đang ở tuổi dậy thì
Các cậu bé ở độ tuổi dậy thì thường ít có ý thức trong việc chăm sóc bản thân. Trẻ thích thức khuya, ăn nhiều thức ăn nhanh, chơi game hằng giờ, lười tập thể dục,... Điều này cộng với những đặc điểm tâm sinh lý tuổi dậy thì khiến trẻ gặp phải các vấn đề như tăng cân không kiểm soát, mụn, mùi cơ thể,...
Bên cạnh đó, các bé trai ở độ tuổi này có xu hướng ít nói chuyện với ba mẹ, không muốn ba mẹ hỏi han, chăm sóc quá mức. Trẻ cũng bắt đầu tò mò về các bạn nữ và những cảm xúc tình yêu học trò. Do đó, ba mẹ nên có những cách dạy con trai ở tuổi dậy thì như:
- Đặt ra nguyên tắc về sức khỏe, an toàn như hạn chế chơi game, xem tivi, thức khuya,... Tuy nhiên trước khi có những quy tắc và giới hạn ba mẹ cần giải thích với con lý do vì sao và áp dụng những điều này trẻ sẽ nhận được những lợi ích gì.
- Đưa ra hậu quả khi trẻ vượt quá giới hạn như trẻ phải làm việc nhà hay bị cắt giảm tiền tiêu vặt,...
- Dạy trẻ về tinh thần trách nhiệm và để trẻ tự quyết định cũng như chịu trách nhiệm với những hành động và lời nói của bản thân.
- Cung cấp cho trẻ những thông tin cơ bản về sức khỏe, chăm sóc bản thân bằng cách trò chuyện nhẹ nhàng hoặc chia sẻ những cuốn sách cho trẻ đọc và tìm hiểu.
- Không nên trừng phạt quá nghiêm khắc khi trẻ có hành vi không tốt. Bởi có thể sẽ phản tác dụng và trẻ cảm thấy khó chịu, chống đối và xa lánh ba mẹ hơn.
- Khuyến khích trẻ bày tỏ suy nghĩ của bản thân và đưa ra lời khuyên cho các vấn đề của trẻ. Nếu con tò mò hay có tình cảm với bạn khác giới, hãy nói chuyện và phổ cập cho con những kiến thức giới tính cần thiết.
- Khi trẻ đang ở độ tuổi dậy thì, ba mẹ cũng nên để con có không gian tự lập và không quá phụ thuộc. Ở độ tuổi dậy thì, các ông bố sẽ dễ dàng trò chuyện với các cậu con trai hơn mẹ vì có nhiều điểm chung hơn về tâm lý và cơ thể.
Làm thế nào để trò chuyện với con trai ở tuổi dậy thì
Đa phần các bé trai ở tuổi dậy thì không muốn chia sẻ với ba mẹ, hay khó diễn tả cảm xúc của bản thân. Do đó, cha mẹ hãy là người chủ động quan tâm, hỏi han và kiên nhẫn với con bằng những cách dưới đây:
- Đặt các câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng để trẻ trả lời từng câu
- Trò chuyện với trẻ khi đang làm gì đó như đang chuẩn bị đồ ăn, đi bộ, trong bữa ăn,... Khi vừa làm vừa nói chuyện, trẻ sẽ dễ dàng chia sẻ hơn.
- Khi nói chuyện với con bạn cần bình tĩnh, không thể hiện sự khó chịu, tức giận khiến trẻ không muốn chia sẻ nữa. Cho trẻ thời gian để thay đổi và mở lòng. Hãy để trẻ tiếp nhận thông tin và tự xử lý chúng.
Kết,
Cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Do đó, việc tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý tuổi dậy thì của con trai để có phương pháp giáo dục hay tiếp cận chia sẻ với trẻ tốt hơn. Nhiều nghiên cứu cho thất trẻ tuổi thành niên phát triển tốt khi nuôi dạy con một cách cởi mở, ủng hộ nhưng vẫn có những nguyên tắc vẫn phải tuân thủ.
Bài viết liên quan
Trong những năm gần đây, giáo dục tại các trường quốc tế Sài Gòn đã trở thành một lựa chọn phổ biến cho nhiều gia đình có nhu cầu tìm kiếm một môi trường học tập chất lượng cao, giúp con em phát triển toàn diện. Cùng khám phá những trường quốc tế tại Sài Gòn nổi bật nhất trong năm 2024, những nơi mang lại cơ hội học tập tốt nhất cho con em bạn.
Trong bối cảnh nền giáo dục ngày càng phát triển và nhu cầu học tập của các gia đình trở nên đa dạng hơn, học phí trường quốc tế luôn là một trong những yếu tố được nhiều phụ huynh quan tâm. Mỗi năm, các trường quốc tế lại có những thay đổi về chính sách học phí, làm cho việc hiểu rõ và chuẩn bị tài chính cho con em mình càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Đặc biệt, trong năm 2025, xu hướng học phí của các trường quốc tế đang có những thay đổi đáng chú ý mà phụ huynh cần biết để có sự chuẩn bị tốt nhất cho con em mình.
Giữa nhiều mô hình giáo dục tiên tiến, hiện nay lớp 1 chương trình tích hợp mang lại nhiều kỳ vọng về một nền tảng song ngữ vững chắc và cơ hội phát triển toàn diện cho trẻ. Tuy nhiên, để chương trình này thực sự phát huy hiệu quả, phụ huynh cần hiểu rõ đặc điểm, nhu cầu và khả năng của từng đứa trẻ khác nhau. Việc xác định đúng đối tượng phù hợp sẽ là bước khởi đầu quan trọng trong hành trình học tập dài hạn của các bé.
Dạy trẻ kỹ năng đọc sách là một quá trình đòi hỏi phương pháp đúng đắn và môi trường phù hợp. Với đặc thù là không gian học thuật và phát triển toàn diện, trường học đóng vai trò then chốt trong việc hình thành thói quen đọc ở mỗi học sinh. Thông qua những giờ học được thiết kế bài bản với sự hướng dẫn của giáo viên và sự tương tác 2 chiều của bạn bè đồng trang lứa, các bé sẽ học được cách yêu sách, đọc sách, từ đó mở rộng kiến thức và phát triển toàn diện trong những năm tháng đầu đời.
Chọn trường mầm non tốt nhất TPHCM là một quyết định quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển toàn diện của trẻ trong những năm đầu đời. Với hàng trăm lựa chọn tại TP.HCM, phụ huynh cần hiểu rõ các tiêu chí để tìm ra ngôi trường phù hợp nhất với nhu cầu của con và gia đình.
Trước khi bước vào môi trường mẫu giáo, trẻ rất cần được trang bị kỹ năng cơ bản để tự chăm sóc bản thân, hiểu cách ứng xử và hòa đồng cùng bạn bè. Vì vậy, dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi là một trong những trang bị thiết yếu mà phụ huynh không nên bỏ qua. Việc rèn luyện kỹ năng từ sớm không chỉ hỗ trợ trẻ tự lập mà còn góp phần hình thành nhân cách tích cực trong những năm tháng đầu đời.
Việc chọn trường mầm non cho con không chỉ đơn thuần là tìm một nơi để trẻ học tập mà còn là một quyết định quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển toàn diện của trẻ trong những năm đầu đời. Một môi trường giáo dục phù hợp sẽ giúp trẻ phát triển cả về trí tuệ, thể chất, cảm xúc và kỹ năng xã hội, tạo nền tảng vững chắc cho tương lai. Tuy nhiên, giữa vô số lựa chọn hiện nay, ba mẹ có thể gặp không ít khó khăn trong việc tìm kiếm một ngôi trường đáp ứng đầy đủ các tiêu chí cần thiết. Để hỗ trợ ba mẹ trong quá trình này, bài viết dưới đây sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết về những yếu tố quan trọng cần xem xét khi chọn trường mầm non, giúp ba mẹ đưa ra quyết định sáng suốt và phù hợp nhất với nhu cầu của con mình.
Việc dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi là một trong những bước quan trọng giúp bé phát triển toàn diện, trở nên tự lập và tự tin hơn trong cuộc sống. Ở độ tuổi này, trẻ bắt đầu hình thành nhận thức về thế giới xung quanh và có khả năng tiếp thu nhanh chóng. Dưới đây là những kỹ năng sống quan trọng mà ba mẹ nên rèn luyện cho bé ngay từ sớm.
Trường song ngữ đang trở thành một lựa chọn ưu tiên của nhiều phụ huynh tại quận 7, TP.HCM, bởi môi trường học tập đa ngôn ngữ và phương pháp giáo dục tiên tiến. Việc tìm kiếm một trường học phù hợp, không chỉ giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ mà còn xây dựng nền tảng vững chắc cho tương lai là một trong những mối quan tâm lớn của các bậc phụ huynh. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những trường song ngữ quận 7 được phụ huynh tin tưởng và ưa chuộng nhất hiện nay, cùng với những lý do tại sao những trường này lại thu hút sự quan tâm của các gia đình trong khu vực.
Trong hành trình nuôi dạy con, nhiều phụ huynh luôn trăn trở với câu hỏi "Nên cho bé học kỹ năng sống ở đâu?" – tại trung tâm chuyên biệt hay ngay trong môi trường trường học? Mỗi lựa chọn đều có ưu và nhược điểm riêng, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Bài viết này sẽ giúp ba mẹ hiểu rõ hơn về từng phương án để đưa ra quyết định phù hợp nhất cho con mình.