Giáo dục

Cách tạo hứng thú cho trẻ với việc học

single image

Trẻ nhỏ thường có khả năng tập trung rất kém, các em thường rất hay sao nhãng đặc biệt là trong việc học. Trong bài viết dưới đây các trường mầm non quận Gò Vấp sẽ đưa ra hướng dẫn để cha mẹ có thể tạo hứng thú cho con hơn trong việc học.

1. Nguyên nhân khiến trẻ mất tập trung trong việc học

Hầu hết trẻ nhỏ đều có khả năng tập trung rất kém đặc biệt là trong việc học tập. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ cảm thấy mất tập trung và không có hứng thú với bài học. 

a. Nguyên nhân khách quan

Chương trình học tập của trẻ quá nhàm chán chính là nguyên nhân khiến trẻ chẳng có chút hứng thú nào với việc học. Nội dung bài học mỗi ngày thì quá nhiều làm trẻ cảm thấy bị quá tải và áp lực trong việc học.

Bên cạnh đó, việc giáo viên dạy học quá nhàm chán và không biết cách truyền đạt kiến thức cũng như tạo không khí cho lớp học cũng khiến cho các em cảm thấy không có hứng thú với bài học. 

các trường mầm non quận Gò Vấp nêu nguyên nhân khiến trẻ xao nhãng việc học

Hơn nữa việc không gian học tập của trẻ không được đảm bảo, trẻ không có thời gian học tập cụ thể, không có bàn học hoặc không gian riêng để học bài cũng khiến trẻ cảm thấy chán nản với việc học

b. Nguyên nhân chủ quan

Trẻ không có sự chuẩn bị về tâm lý. Do trẻ vẫn còn đang trong tuổi chơi, nếu ở trường mầm non, hoạt động chính ở trường chủ yếu là chơi thì khi lên cấp tiểu học trẻ sẽ dần dần phải làm quen với việc học. Việc thay đổi như vậy khiến trẻ không có hứng thú học tập và còn mải chơi. Trẻ cũng cảm thấy việc học giống như bị ép buộc nên cảm thấy không thoải mái khi phải ngừng việc chơi lại để học tập. Ngoài ra việc thiếu kỹ năng về học tập, ghi nhớ và tập trung cũng làm cho trẻ khó có thể yêu thích việc học tập được.

>>> Xem thêm: Vì sao việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non là cần thiết ?

2. Cách tạo hứng thú cho trẻ với việc học

a. Tạo một không gian học tập

Tùy điều kiện gia đình, có thể do không gian sống của gia đình bạn rất nhỏ nên khó có thể tạo cho trẻ không gian riêng để trẻ được học tập thoải mái. Tuy nhiên bạn hãy cố gắng sắp xếp để tạo cho trẻ một không gian học tập có đầy đủ những yếu tố sau đây:

Ánh sáng phù hợp, không gian yên tĩnh và không bị các hình ảnh xung quanh làm sao nhãng. Bạn không nên để trẻ học tập trong không gian mà ngay trước tầm mắt của trẻ là màn hình ti vi, hoặc trong lúc trẻ học bạn lại mở ti vi tiếng quá lớn làm thu hút sự chú ý của trẻ. 

Ngoài ra trong lúc bé đang học bạn cũng tránh để trẻ làm những việc khác làm gián đoạn việc học như chạy đi ăn hoặc uống nước. Bạn hãy đặt nước và đồ ăn cạnh bé để bé không chạy đi chỗ khác trong lúc học. Bạn cũng nên tránh để những người khác tới làm phiền trẻ khi trẻ đang học bài.

b. Bàn học thích hợp

Bạn hãy chuẩn bị cho trẻ đầy đủ các học cụ bên cạnh bé trong lúc học như bút, thước, tập vở… để tránh tình trạng trẻ ngồi vào bàn học rồi mới bắt đầu đi kiếm các dụng cụ học tập.

Bạn cũng hãy sắp xếp cho bé mọi thứ đồ dùng học tập để gọn gàng vào một chỗ và chỉ để những thứ cần thiết ở trên bàn, tránh việc để quá nhiều đồ linh tinh trên bàn gây xao nhãng cho bé.

Ngoài ra bàn học và ghế ngồi cho bé cũng phải được lựa chọn cẩn thận tránh việc bàn quá cao và ghế quá thấp khiến trẻ phải ngồi nhìn vở bài tập quá gần gây cận thị. 

cách tạo hứng thú cho trẻ với học tập tại các trường mầm non quận Gò Vấp

c. Thời điểm thích hợp

Bạn nên tạo thói quen cho trẻ học tập vào những thời điểm thích hợp trong ngày. Thời điểm tốt nhất để học là khoảng vào đầu giờ chiều, lúc này não bộ của trẻ sẽ ghi nhớ mọi thứ một cách tốt nhất. Nếu trẻ phải đi học cả ngày và về muộn thì bạn hãy sắp xếp cho trẻ học bài sau bữa tối khoảng 1 tiếng. 

Khi bé học bạn cũng nên phân chia thời gian cho hợp lý. Bạn nên để trẻ học liên tục trong 20-30 phút rồi nghỉ giải lao khoảng 5-10 phút để thư giãn đầu óc. Bạn cũng có thể cùng bé chơi một số trò chơi về trí tuệ trong lúc nghỉ giải lao để giúp tăng sự tập trung cho trẻ.

Ngoài ra nếu bạn thấy bé cảm thấy mệt mỏi và đang dần mất tập trung thì bạn có thể để bé dừng học và nghỉ ngơi 10-15 phút trước khi quay trở lại bài học.

d. Chuẩn bị tâm lý học tập

Theo các trường mầm non quận Gò Vấp thì một trong những nguyên nhân khiến trẻ mất tập trung trong lúc học đó là do trẻ chưa chuẩn bị đầy đủ tâm lý dành cho việc học. Chính vì vậy mà bạn hãy giúp trẻ khắc phục điều này bằng cách sắp xếp cho trẻ thời gian biểu mỗi ngày bao gồm quy định về số thời gian học tập tại nhà mỗi ngày. Bạn hãy chú ý đánh dấu những việc trẻ đã làm trong ngày để trẻ dễ dàng nắm bắt được thời gian biểu của mình.

Hãy tạo cho trẻ sự thoải mái và vui vẻ trong lúc học, tránh la mắng trẻ khi trẻ phạm sai lầm trong lúc học hay bàn về kế hoạch đi chơi hay làm gì đó trong lúc trẻ đang chuẩn bị học.

e. Phát triển các kỹ năng học tập cho trẻ

Bạn nên dạy trẻ các kỹ năng liên quan đến việc học tập của trẻ ngay từ sớm như kỹ năng học tập, ghi nhớ và tập trung. Việc dạy cho trẻ các kỹ năng này sẽ giúp cho trẻ cảm thấy dễ dàng hơn với việc học tập. Trẻ sẽ biết cách làm thế nào để ghi nhớ kiến thức tốt hơn hay tập trung được vào nội dung bài học mà không bị xao nhãng bởi những thứ xung quanh hay có những ý nghĩ khác trong đầu.

hướng dẫn tạo hứng thú học tập cho trẻ của các trường mầm non quận Gò Vấp

Trên đây là cách tạo hứng thú cho trẻ với việc học tập dành cho các bậc phụ huynh tham khảo mà các trường mầm non quận Gò Vấp tìm hiểu và tổng hợp lại được. Hi vọng bài viết có ích cho các bậc phụ huynh trong việc hướng dẫn con học tập hiệu quả hơn. Ngoài ra bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về các trường mầm non quận Gò Vấp tại đây.

You may like