Trong khoảng thời gian dịch bệnh viêm phổi cấp do virus Corona gây ra đang có diễn biến ngày càng phức tạp, việc nghỉ học của con vẫn kéo dài, không ít ba mẹ đã bắt đầu tự hướng dẫn con học tập với phương pháp STEM. Đây là cách dạy trực quan thông qua các trải nghiệm. Tuy nhiên, các phụ huynh dễ mắc sai lầm khi dạy con nhưng lại làm mọi thứ thay con thay vì để bé tự thực nghiệm. Vậy bố mẹ cần lưu ý gì khi tự dạy STEM cho con ở nhà?
STEM là xu hướng giáo dục phổ biến ngày nay. Các chương trình học STEM cho phép trẻ thu được hiểu biết trong 4 ngành Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học. Ưu điểm của giáo dục STEM là khắc phục những hạn chế khi vận dụng lý thuyết vào thực tế thông qua các hoạt động nghiên cứu và trải nghiệm thực tiễn. Tuy nhiên, không cần phải đợi trẻ đến độ tuổi tiểu học mới được tiếp xúc STEM, bố mẹ có thể tự dạy con từ những vật dụng đơn giản có trong nhà. Thế nhưng, khi áp dụng cách giáo dục này, bố mẹ cần phải tránh những điều sau:
Trải nghiệm thông qua thực hành là yếu tố cốt lõi trong quá trình học STEM của con. Trước khi dạy con thực hiện các dự án STEM, bố mẹ cần nhớ rõ vai trò của mình là một người bạn, người đồng hành cùng trẻ chứ không phải là giáo viên.
Thế nên, khi con bắt đầu dự án, từ quan sát cho đến thực hành, bố mẹ hãy ở bên cạnh và lắng nghe những suy nghĩ của trẻ và xem bé tự thực hiện những hoạt động trải nghiệm. Bố mẹ tuyệt đối không gợi ý trẻ phải làm gì, nên thực hiện ra sao bởi nó sẽ tạo thành thói quen phụ thuộc, chờ người khác hướng dẫn và ảnh hưởng đến cách học trải nghiệm của bé.
Bố mẹ có thể tự mình thực hiện một dự án và có thể trao đổi với con về kết quả của hai dự án (do con tự thực hiện và do bố mẹ làm).
>>>Xem thêm: Những điều trẻ sẽ được học khi học trường mầm non song ngữ
Một trong những nhược điểm của biện pháp giáo dục tại nhà đó là luôn theo hướng 1 chiều. Bố mẹ luôn có thói quen giải đáp mọi thắc mắc của con mà quên mất phải đặt câu hỏi với chúng.
Với STEM, tự khám phá là khía cạnh vô cùng quan trọng. Trẻ cần học cách tìm tòi, hiểu sâu và giải quyết vấn đề bằng cách trả lời những câu hỏi về trải nghiệm mà bố mẹ đặt ra. Ví dụ như khi bé thực hành về sự loang màu với những viên kẹo. Bố mẹ có thể đặt cho con những câu hỏi như: Con thấy điều gì đang xảy ra với những viên kẹo? Bây giờ những viên kẹo trông giống gì nào? Hay con có thấy sự khác nhau giữa viên kẹo ngâm trong nước nóng và nước lạnh không?… Với những câu hỏi như thế, trẻ sẽ tự mình nhìn nhận và khám phá ra được điều thú vị.
Do đó, bố mẹ hãy khuyến khích, tập cho con thói quen hỏi đáp về những vấn đề đang diễn ra để kích thích khả năng tư duy của con.
Để mở một con đường đi mới trong khi mọi người đã quen đi trên lối mòn thì chắc chắn sẽ rất gian nan. Nhưng gian nan không có nghĩa là sẽ nản và bỏ cuộc. Bố mẹ hãy từng bước khơi gợi sự hứng thú khám phá ở con.
Các phụ huynh hãy cho con làm những dự án STEM đơn giản có thể dễ dàng tìm thấy ở xung quanh con như: Bột gạo nếp và đường làm được thành bánh trôi hay bánh rán, chong chóng quay, giấy màu làm được thành bông hoa, thiệp chúc mừng, logo sẽ lắp ráp được nhiều thứ như rô bốt, nhà… để mỗi nguyên lý khoa học trở nên cụ thể, được trẻ ứng dụng trực tiếp, sáng tạo ra một món đồ dùng đồ chơi yêu thích, từ đó sẽ tác động mạnh mẽ đến hứng thú và sự say mê tìm tòi của trẻ.
Bố mẹ đừng ép con phải thực hành với những dụng cụ phức tạp chưa phù hợp với lứa tuổi của con như lắp mô hình phức tạp.
Sức tập trung của trẻ con rất kém bởi trẻ luôn bị thu hút bởi vạn vật xung quanh con. Theo nghiên cứu, độ tuổi mầm non chỉ có thể tập trung khoảng 5-7 phút và có thể lên đến 10 phút nếu được bố mẹ rèn luyện.
Vì thế mỗi dự án học STEM cùng bé chỉ nên kéo dài khoảng 10 phút cho tất cả những trải nghiệm của bé. Bố mẹ phải đảm bảo những gì bé học trong 10 phút đó là vô cùng hấp dẫn. Bởi tâm lý hứng thú khi khám phá sẽ ảnh hưởng đến con có háo hức với những buổi học tiếp theo cùng bố mẹ hay không.
Thông thường, để thu hút sự chú ý của trẻ bố mẹ có thể bắt đầu bài học xung quanh những thứ bé thích. Hoặc cho bé trải nghiệm đóng vai. Trẻ thích làm người lớn nên thích thú với các hoạt động nhập vai (cô giáo, bác sỹ, nhà khoa học…)
Học STEM giúp trẻ hoàn thiện nhiều kỹ năng về khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học, phát triển tư duy, kỹ năng trình bày và phản biện. Nhưng quan trọng hơn hết là bố mẹ phải tạo được tâm lý thoải mái để chủ động tiếp cận bài học. Chương trình học STEM là xu hướng giáo dục hiện đại, hiệu quả mà bố mẹ cần nhanh chóng áp dụng cho con. Để tìm hiểu thêm về giáo dục STEM bố mẹ hãy xem tại đây nhé!
Khách hàng là yếu tố quan trọng nhất trong bất kỳ chiến lược Marketing nào. Để thành công trong việc…
Truyền thông thương hiệu có nhiều hình thức khác nhau và cần phải có sự kết hợp quản lý của…
Hiện nay, nhiều ba mẹ và học sinh băn khoăn câu hỏi bằng A level là gì, học bằng A-level…
Google, với vị thế là công cụ tìm kiếm hàng đầu thế giới, không chỉ là nơi người dùng tra…
Trong thời đại công nghệ hiện nay, hình ảnh Doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng…
Khi làm proposal hay lên chiến lược marketing cho một sản phẩm thì nghiên cứu thị trường là một bước…