Ngoài ra, cần chuẩn bị thêm một số vật liệu để có thể bù vào các hư hỏng do thao tác của một số trẻ còn lúng túng, vụn về.
* Hoạt động “ Làm quen môi trường xung quanh” Chủ đề: Gia đình, nội dung An toàn thực phẩm qua đề tài “ Màu trong thức ăn” .
Trong hoạt động trẻ được quan sát các hình ảnh gần gũi sát thực tế, được so sánh, suy luận, phán đoán tình huống, được thực hiện, và rèn kỹ năng các thao tác: giả, lượt, dầm, loại bỏ hạt dưa, vắt, nhồi, bóp, nặn bánh, rót chất lõng vào thố, vào bịt, cột, buột miệng bịt bằng thun…. Sau khi tự tay tạo ra các loại màu đẹp từ thiên nhiên trẻ được cô tạo điều kiện cho trẻ so sánh màu của thiên nhiên và màu hóa học trong cùng đơn vị đo đếm về số lượng. Sau khi so sánh trẻ được thực hiện pha chế, ngửi mùi thơm và nếm, thưởng thức một loại thực phẩm với các màu khác nhau của trẻ và cô vừa tạo nên ( cô chọn làm một thức ăn, thức uống trong một số loại có thể thực hiện ngay sau đó: pha chế nước quả, sinh tố bịt, cho màu vào bột gạo có đường, có béo, cho trẻ nặn bánh – đem hấp chín, cô đổ rau câu …). Cô có thể tạo điều kiện cho mỗi nhóm thực hiện một món hoặc mỗi nhóm thực hiện một màu trong cùng một món. Phần thưởng thức chú ý giao lưu giữa các nhóm để trẻ được nếm mùi vị của nhiều màu trong món ăn, thức uống đó. Tuy nhiên cô phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ “ Bé làm nội trợ” sạch và các loại thực phẩm cần dùng trong hoạt động phù hợp, vừa tay trẻ, tạo điều kiện tốt cho trẻ tham gia hoạt động hăng say.
– Tạo tâm thế nhẹ nhàng- tự nhiên để vào hoạt động. Cô cho trẻ vận động theo nhạc hoặc tập một bài thể dục theo nhạc. Sau đó cho trẻ nêu một số vấn đề liên quan đến cơ thể và sức khỏe sau khi vận động. ( vd : sau khi tập thể dục con cảm thấy như thế nào? Trẻ trả lời tự do theo cảm nhận của trẻ: có trẻ cảm thấy vui, có trẻ cảm thấy mệt, có trẻ cảm thấy khát nước, thấy cơ thể nhẹ – có cảm giác bay bay lên, thấy đói bụng, muốn vận động tiếp, muốn chơi trò chơi gần giống như thế, muốn ngồi xuống nghỉ…)